Tự tử vì áp lực cuộc sống: Sự cô đơn của con người
Thông tin về người tự tử liên tục diễn ra trên mặt báo |
Căn bệnh của xã hội hiện đại
Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Trịnh Hòa Bình – Chuyên gia xã hội học cho biết nguyên nhân dẫn đến các vụ tử tử chủ yếu là hệ quả tất yếu của nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường.
Ở xã hội hiện đại, con người luôn cảm thấy cô đơn, bí bách mà không tìm ra được lối thoát. “Người ta thường gọi là sự cô đơn trong xã hội hiện đại. Khi không biết chia sẻ với ai nên người ta muốn tìm đến cái chết để giải thoát cho mình”- PGS Bình cho biết.
PGS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội - Viện Xã hội |
Trường hợp của chị Lê Thị Huyền Mai – phường Bến Gót, TP. Việt Trì ôm theo con 3 tuổi nhảy xuống dòng sông Lô tự tử để lại nhiều ám ảnh cho dư luận. Người đời thương cho chị nhưng cũng trách chị quá bồng bột, không suy nghĩ thấu đáo để dẫn đến cái chết đau lòng cho hai mẹ con.
Hay như trường hợp người đàn ông để lại số tiền lớn rồi lao xuống hồ Xã Đàn tự tử cuối tháng 8 vừa qua cũng khiến dư luận lo lắng về nạn tự tử không rõ nguyên nhân đang hiện hữu trong xã hội hiện đại.
Nhìn về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất – Công ty tâm lý An Việt Sơn cho biết những trường hợp tự tử vì tình hầu như do khủng hoảng về tâm lý và tinh thần mà không được giải tỏa kịp thời nên dẫn đến sự bế tắc trong suy nghĩ và hành động.
Những người ở trong hoàn cảnh đó thường không thể tìm ra lối thoát, và điều duy nhất họ nghĩ tới để thoát khỏi tất cả là cái chết.
Cần đưa môn kỹ năng sống vào nhà trường
Còn về mặt cá nhân, ông Bình khuyên mỗi bạn trẻ nên tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, nên mở rộng lòng mình và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tiếp xúc với cuộc sống lành mạnh để tránh xa những ý nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng nên sát sao theo dõi con cái, học sinh, sẵn sàng chia sẻ mỗi khi các bạn trẻ gặp vấn đề, bởi nếu những bế tắc trong cuộc sống được giải tỏa một cách kịp thời thì chắc chắn sẽ không còn những cảnh tự tử đáng tiếc xảy ra.