TS Nguyễn Xuân Thủy: Bao năm nay, Hà Nội chỉ được đầu tư mấy cầu vượt

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, lâu nay chúng ta làm nào là sân bay, nào là cảng biển, đường cao tốc nhưng quên khu vực Hà Nội. Đầu tư vào hạ tầng Hà Nội cực kỳ yếu kém. Chỉ được đầu tư vài cái cầu vượt còn lại mọi cái vẫn nguyên xi.

Cấm xe máy … lúc nào cũng được

Nhằm đưa ra giải pháp chống ùn tắc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa mới đề xuất lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia về Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố". 

Theo đề án này, lộ trình hạn chế xe máy ở Thủ đô theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2020 sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ hai ngày cuối tuần, lễ, tết. Năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7h đến 19h hàng ngày, đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần. 

Giai đoạn 2 từ năm 2023 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh trong vành đai 2, đồng thời mở rộng hạn chế ra các tuyến phố cũ (phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...). Giai đoạn 3 đến năm 2025 sẽ cấm xe máy một số địa điểm trong vành đai 3.

Cũng trong đề án này, ô tô cá nhân sẽ bị hạn chế hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực. Ngoài ra, một số khu vực trung tâm cho phép ôtô cá nhân đi vào giờ cao điểm nhưng có thu phí. Hà Nội sẽ dừng cấp phép sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ ôtô, xe máy tại 4 quận nội đô (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa) và tăng phí trông giữ ôtô, xe máy tại khu vực trung tâm, không khuyến khích sử dụng phương tiện cá nhân.  

TS Nguyễn Xuân Thủy: Bao năm nay, Hà Nội chỉ được đầu tư mấy cầu vượt - ảnh 1

Hà Nội chưa được đầu tư nhiều vào hạ tầng giao thông

Nếu đề án được phê duyệt, thì 5 năm nữa, Hà Nội sẽ cấm xe máy vào thành phố (khu vực nội đô từ vành đai 1). Trao đổi về điều này, TS Nguyễn Xuân Thủy (chuyên gia giao thông) cho rằng, Hà Nội có thể thực hiện được việc cấm xe máy.

“Tại sao tôi lại nói vậy? Bởi là vì Hà Nội có chính quyền, cơ chế, tổ chức trong tay, việc cấm là quá dễ. Nhưng cái tôi cần lưu ý ở đây là hậu cấm như thế nào?  Nếu cấm phương tiện cá nhân trong khi giao thông công cộng chưa đáp ứng được thì người dân đi bằng gì? Và biết bao gia đình sẽ phải mất cần câu cơm, làm ăn sẽ khó khăn. Hàng vạn gia đình đi vào nội thành làm dịch vụ bằng cách nào? Nói cách khác làm gì cũng phải có biện pháp thay thế nó” – TS Thủy nhấn mạnh.

Không đồng tình với một số ý kiến cho rằng Trung Quốc sau 5-10 năm cũng thực hiện được việc cấm xe máy, sao mình không làm được?. TS Thủy khẳng định: “phải nhớ một điều Trung Quốc người ta có hệ thống giao thông công cộng cực kỳ tốt. Bắc Kinh hạn chế xe máy vì Bắc Kinh 40- 60% người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng rồi, vì người ta có tàu điện ngầm, người ta có xe bus…mình chỉ có 1.000 xe bus trong khi riêng TP Bắc Kinh có tới 4.000 – 5.000 xe rồi.

Có ông cán bộ quy hoạch sáng nay cũng nói trên truyền hình về điều này, nhưng mà ông ấy không biết rằng, 10 năm hệ thống giao thông công cộng HN giỏi lắm đáp ứng được 20% dân số vậy 80% người dân đi bằng gì? Đây mới là cái gốc vấn đề, hậu cấm sẽ như thế nào? Chứ chính quyền trong tay cấm lúc nào người dân phải chịu, nhưng cấm được cái gì?”.

Giải pháp nào chống ùn tắc?

Thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, TS Thủy cho rằng, để chống ùn tắc ở Thủ đô, việc cần làm là đầu tư mạnh hơn cho hạ tầng. “Lâu nay chúng ta làm nào là sân bay, nào là cảng biển, đường cao tốc nhưng quên khu vực Hà Nội. Đầu tư vào hạ tầng Hà Nội cực kỳ yếu kém. Bạn cứ thử nhìn xem, có gì thay đổi không ngoài vài cái cầu vượt ? Không có cái gì khác, mọi cái vẫn nguyên xi như thế.

Do đó, theo tôi Chính phủ cần tăng cường đầu tư, có chính sách đặc biệt với giao thông đô thị của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Vì hai thành phố này mỗi năm tạo ra hơn 30% GDP và hơn 40% ngân sách thì không có lý do gì không đầu tư cho nó được. Lâu nay chúng ta bóp hết múi chanh nhưng không hề đầu tư cho nó (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh – PV) gì cả” – TS Thủy nhấn mạnh.

Giải pháp thứ 2, TS cho rằng Hà Nội cần phát triển nhanh giao thông công cộng, đầu tư mạnh hơn, phát triển nhanh đường sắt đô thị. Ông cho biết, tính sơ sơ từ nay đến năm 2030 mỗi năm Hà Nội và TP HCM phải chi 1,5 tỷ đô la (từ nay đến đó tốn mấy chục tỷ đô la…) giành cho việc phát triển giao thông công cộng thì mới có thể giải triệt để bài toán ùn tắc.

“Thứ 3, đẩy mạnh vấn đề quy hoạc kiến trúc, theo đó cần giãn bớt dân ở khu vực trung tâm, xây thêm các đô thị vệ tinh từ đó giảm bớt mật độ đi lại. Thứ 4  nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với vấn đề quản lý giao thông, tổ chức, quản lý, quy hoạch, sử dụng các hệ thống thông minh, thực hiện các chế tài điều khiển giao thông” – TS Thủy nói.

Giái pháp cuối cùng, theo TS Thủy đó là nâng cao văn hóa giao thông. Tuy nhiên, TS Thủy khẳng định vấn đề này không vội vàng bởi văn hóa giao thông phải qua nhiều thế hệ mới tạo ra được bản lĩnh, kỹ năng, tính cách, văn hóa văn minh nên cái đó phải từng bước.

N. Huyền

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !