Truyền thông Hàn Quốc lo ngại Seoul 'bị Trung Quốc dụ dỗ'

Theo tin đưa trên tờ Asahi Shimbun, truyền thông Hàn Quốc đang lo ngại về những động thái có vẻ “xích lại gần nhau” giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Seoul trong hai ngày 3 và 4/7/2014. Tại buổi hội đàm với ông Tập, bà Park Geun-hye đã bày tỏ sự đồng cảm với mối quan ngại của Trung Quốc về việc Nhật quyết định thay đổi chính sách gửi quân đi tham chiến ở nước ngoài.

Truyền thông Hàn Quốc lo ngại Seoul 'bị Trung Quốc dụ dỗ' - ảnh 1

Sự "thân thiết" giữa Tổng thống Hàn Quốc và Chủ tịch Trung Quốc có vẻ không làm nhiều bên "hài lòng" (ảnh: Yonhap/TTXVN)

Theo Asahi, trong ngày 3/7, cả hai bên Trung Quốc và Hàn Quốc đều không ai đả động gì đến Nhật Bản, nhưng trong ngày 4/7, Hàn Quốc đã công khai trong cuộc họp báo rằng lãnh đạo cấp cao của hai nước đã có những trao đổi quan điểm về Nhật Bản trong quá trình làm việc của mình.

Ngày 5/7, Chosun Ilbo, một trong những tờ báo lớn của Hàn Quốc, bày tỏ lo ngại: “Những gì diễn ra trong những ngày vừa qua có thể khiến Mỹ nghi ngờ rằng Hàn Quốc đang nhanh chóng ngả về phía Trung Quốc”.

Một tờ báo Hàn Quốc khác, The Dong-A Ilbo, thì nghi hoặc cho rằng Trung Quốc đang cố gắng tìm cách làm suy yếu liên minh Mỹ - Hàn hoặc phá hoại tình hợp tác hữu nghị giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Dong-A Ilbo nói “Trung Quốc đang cố gắng kéo Hàn Quốc vào cuộc đối đầu với Nhật Bản”.

Theo thông tin chính thức từ Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hà Quốc), bà Park Geun-hye và ông Tập Cận Bình cùng chia sẻ những bất bình về việc chính quyền Thủ tướng Nhật Shinzo Abe xem xét lại bản Tuyên bố Kono 1993.

Tuyên bố Kono được coi là lời xin lỗi chính thức của Nhật Bản đối với những phụ nữ đã bị quân đội Nhật Bản ép làm nô lệ tình dục trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có rất nhiều phụ nữ là công dân của bán đảo Triều Tiên.

Về vấn đề Nhật thay đổi cách diễn giải điều 9 trong Hiến pháp Nhật, cho phép lực lượng quân sự Nhật tham gia vào các liên minh phòng thủ và có quyền hỗ trợ đồng minh trong trường hợp chiến tranh hoặc bị đe dọa chiến tranh, cả Tổng thống Hàn Quốc và Chủ tịch Trung Quốc đều đồng ý rằng Nhật Bản cần phải minh bạch chính sách quốc phòng của mình.

Xét về phương diện mối quan hệ Hàn – Trung, có vẻ như hai nước đã có được những cuộc hội đàm, bàn bạc khá hiệu quả và  đồng thuận. Tuy nhiên, điều đó không chỉ khiến truyền thông Hàn Quốc lo lắng mà còn khiến truyền thông Nhật Bản cũng không yên.

Trong bài đăng của mình, Asahi Shimbun viết: “Tất nhiên, Mỹ sẽ cảm thấy lo ngại về việc Hàn Quốc hội đàm thân thiết với Trung Quốc về vấn đề Nhật Bản. Sở dĩ như vậy vì Mỹ ủng hộ các hành động và quyền được tham gia vào các liên minh phòng thủ của Nhật, thứ cho phép các nước đồng minh hỗ trợ nhau khi bị tấn công.”

“Và đương nhiên, Mỹ coi trọng mối quan hệ của mình với cả Nhật và Hàn Quốc. Đây là 2 đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Á hiện nay”, bài báo trên Asahi kết.

Bản tin được lược dịch từ bài đăng trên trang Ajw.asahi.com, bản tiếng Anh của Asahi Shimbun, một trong 4 tờ  nhật báo lớn nhất của Nhật.

Lê Hương (lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !