Truyện cổ tích có nội dung 18+: Cục Xuất bản lên tiếng

"Việc trả lời của ông giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, nếu đúng như nội dung mà báo điện tử Infonet phản ánh, là chưa thận trọng"- ông Phạm Quốc Chính, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản nhận định.

Ngay khi nhận được thông tin về cuốn sách “Truyện cổ tích các loài chim và muông thú” có nội dung phản cảm mô tả nội dung 18+, PV Infonet đã liên lạc và có buổi làm việc với ông Phạm Quốc Chính, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản- In và Phát hành. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của ông với Infonet:

Thưa ông, Báo điện tử Infonet vừa đăng bài về cuốn sách "Truyện cổ tích các loài chim và muông thú” viết cho trẻ em nhưng có nội 18+. Ông có đánh giá gì về thông tin này?

Việc quyết định xuất bản, in, phát hành một xuất bản phẩm trước hết thuộc trách nhiệm của Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản. Cục Xuất bản, In và Phát hành chịu trách nhiệm hậu kiểm.

Thông tin phản ánh trên Báo Báo điện tử Infonet về cuốn sách “Truyện cổ tích các loài chim và muông thú” viết cho trẻ em nhưng có nội dung 18+ tôi mới được nghe báo cáo tại buổi họp giao ban cơ quan. Với  chức trách được giao, tôi đã chỉ đạo các phòng chức năng xem xét hồ sơ lưu tại cơ quan về việc xuất bản cuốn sách này. Đây là cuốn sách trong tập Truyện cổ tích chọn lọc (4 tập) do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin liên kết xuất bản với Tổng Công ty sách Việt Nam xuất bản, in, phát hành từ năm 2006.

Nội dung được trích dẫn trong cuốn sách "Truyện cổ tích về các loài chim và muông thú" (Báo điện tử Infonet phản ánh) không phù hợp với bạn đọc nhỏ tuổi. Việc không thực hiện nghiêm túc quy trình xuất bản để lọt cuốn sách có nội dung  như trên trước hết thuộc trách nhiệm Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Tuy việc phát hiện này quá muộn nhưng là tiếng chuông cảnh báo cần thiết cho việc xuất bản, in, phát hành sách và cả công tác quản lý hoạt động này.

Truyện cổ tích có nội dung 18+: Cục Xuất bản lên tiếng - ảnh 1

Đoạn văn viết về chuyện 18+ trong truyện cổ tích cho thiếu nhi

Vậy theo ông, nguồn gốc cuốn sách này ở đâu?

Cuốn sách này được đăng ký, xuất bản theo quy trình và quy định của pháp luật.

Ông có thể chia sẻ thông tin về công tác kiểm tra, cấp phép xuất bản đối với cuốn sách này?

Theo Luật Xuất bản 2004, Nhà xuất bản đăng ký kế hoạch và được Cục Xuất bản xác nhận, sau khi được xác nhận kế hoạch, Nhà xuất bản thực hiện việc xuất bản, in và phát hành. Đây là cuốn sách nhà xuất bản liên kết với Tổng công ty sách Việt Nam.

Việc xuất bản được thực hiện qua hình thức liên kết nếu không được kiểm soát chặt chẽ dễ xảy ra sai sót. Theo thống kê của cơ quan quản lý nhà nước, sách liên kết sai phạm chiếm tỷ lệ cao so với sách nhà xuất bản tự khai thác, tổ chức xuất bản.

Truyện cổ tích có nội dung 18+: Cục Xuất bản lên tiếng - ảnh 2

Ông Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin cho rằng đây là sách lậu, trôi nổi

Ông đánh giá thế nào về câu trả lời của ông Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cho rằng đây là “sách lậu, sách ngoài luồng’?

Việc trả lời của ông giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, nếu đúng như nội dung mà Báo điện tử Infonet phản ánh, là chưa thận trọng. Trước thông tin mà cơ quan báo chí phản ánh, là lãnh đạo cần phải bình tĩnh, nắm bắt đầy đủ thông tin mới đưa ra nhận xét kết luận thì mới tránh được những sai sót không đáng có.

Trao đổi với Infonet, ông  Lê Tiến Dũng- Giám đốc NXB Văn hóa-Thông tin cho biết: “Thông qua kiểm tra sơ bộ của nhà xuất bản thì thấy cuốn “Truyện cổ tích về các loài chim và muông thú”,  của tác giả Gia Mạnh với thông tin là in xong nộp lưu chiểu quý III năm 2006, có khả năng là sách lậu trôi nổi trên thị trường.

Theo đó, nhà xuất bản không hề có cuốn sách nào của tác giả Gia Mạnh. Nếu sách do nhà xuất bản chúng tôi cấp phép thì sau khi tra vào đúng số đăng ký, đúng ngày tháng năm,…chắc chắn chúng tôi sẽ xử lý. Nhưng có điều là nhà xuất bản không hề làm việc với tác giả Gia Mạnh nào cả.”

Vậy có cách nào để kiểm tra lại xem trong cuốn sách đã cấp phép có nội dung phản cảm kể trên không, thưa ông?

Nếu cơ quan quản lý muốn kiểm tra nội dung này thì phải có cuốn sách. Dựa vào hệ thống lưu chiểu, theo quy định nhà xuất bản phải lưu chiểu, lưu trữ tại thư viện quốc gia. Cuốn sách này đã 8 năm rồi, như vậy là hết thời hạn lưu chiểu, nhưng còn lưu trữ tại nhà xuất bản.

Nhà xuất bản có thể lưu nhưng trong những năm qua có một thực tế khách quan, nhiều nhà xuất bản gặp khó khăn có thể lưu trữ, lưu chiểu nhà xuất bản mà cũng có thể không có bản nào.

Nếu bạn đọc, anh em báo chí có cuốn sách nào còn xin gửi lại để cơ quan chức năng có căn cứ để xử lý để kết luận. Hiện nay, không có sản phẩm trong tay cũng rất khó khăn.

Hệ thống lưu trữ quốc gia như Thư viện Quốc gia có không, thưa ông?

Lưu chiểu quốc gia có thể có, có thể không. Việc nộp lưu chiểu, lưu trữ, lưu chiểu Nhà xuất bản, lưu trữ ở Thư viện Quốc gia cũng có không ít các đơn vị chậm nộp hoặc không nộp, nhất là sách liên kết. Các sách liên kết, gần đây do đôn đốc quyết liệt của Cục có khá hơn, có chuyển biến hơn.

Có thể nói, nếu chưa cầm cuốn sách trên tay thì chưa thể nói đó là “sách lậu, sách ngoài luồng”, thưa ông?

Phải có sách trong tay mới đưa ra kết luận, còn nếu chưa có mà kết luận là không phù hợp. Đây là việc hết sức thận trọng. Vì đây liên quan đến trách nhiệm của đồng chí lãnh đạo quản lý đối với bạn đọc, nhất là sách với thiếu nhi càng phải quan tâm.

Ông có nghĩ rằng câu trả lời của giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa thông tin rằng đây là “sách lậu” chính là đang “đá” trách nhiệm sang Cục Xuất bản- In và Phát hành không?

Hiện nay tôi mới biết ý kiến nhà xuất bản qua anh (PV). Thực tế tôi cũng chưa đọc trả lời của Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin.

Nếu trả lời đó là thật, tôi cho rằng đó là cách trả lời chưa cẩn trọng. Còn việc có “đá” trách nhiệm cho Cục để lọt cuốn sách này ra thị trường hay không, đó là việc ông Giám đốc chưa nhận thấy hết trách nhiệm của mình.

Qua hồ sơ lưu tại Cục Xuất bản, In và Phát hành, việc xuất bản cuốn sách trên vào năm 2006, thuộc thời  gian đồng chí Giám đốc đã chuyển đến nhà xuất bản khác. Tuy nhiên, với trách nhiệm là Giám đốc đương nhiệm thì sự việc này là bài học rất cần thiết.

Xin ông cho biết một vài thông tin về việc chống sách lậu của Cục Xuất bản, In và Phát hành và của các cơ quan chức năng trong thời gian gần đây?

Những năm gần đây công tác kiểm tra, xử lý đối với sách lậu được Cục xuất bản, In và Phát hành hết sức quan tâm và có nhiều chuyển biến quan trọng, nhất là từ khi Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. 

Việc xử lý, đấu tranh đối với sách lậu, sách giả, sách không có bản quyền có sự tiến bộ rõ rệt. Cục Xuất bản- In và phát hành đã tham mưu cho Bộ Thông tin và Truyền thông trình Quốc hội, Chính phủ ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật như Luật xuất bản 2012; Nghị định 195/2013/NĐ-CP  Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản năm 2012; Nghị định 159/2013/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản;  Quy hoạch phát triển xuất bản, in và phát hành đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây là, những văn bản  pháp lý quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất bản và là công cụ hữu hiệu để đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm trong hoạt động này.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !