Trưởng phòng, tài xế gặp nhau ở lớp học nấu ăn sau thất nghiệp vì Covid-19

Đi học nghề sau khi nhận bảo hiểm thất nghiệp tưởng chỉ dành cho những người lao động phổ thông, thế nhưng, sau dịch Covid-19, khá nhiều người từng làm các vị trí quản lý gặp nhau ở lớp học nghề nấu ăn vì tình cảnh bất ngờ mất việc

{keywords}
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (chi nhánh Hà Đông) - nơi hỗ trợ dạy nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Đến Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (chi nhánh Hà Đông) vào một buổi chiều cuối tuần mới thấy nhu cầu học nghề của người lao động mất việc sau dịch Covid-19 khá lớn.

Khóa học trong 3 tháng với các lớp nấu ăn, pha chế hay tin học luôn có đông học viên vào thứ 5 và thứ 6 hàng tuần. Trong đó, lớp nấu ăn có số lượng học viên nhiều nhất, phần lớn là chị em phụ nữ. Hầu hết học viên ở lớp học này cho rằng học nấu ăn không chỉ để kiếm việc làm, mà học còn để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, trong chính gia đình mình.

Kiến thức được giáo viên truyền tải khá tỉ mỉ trong khuôn khổ thời gian mỗi buổi học hơn 3 tiếng đồng hồ. Đầu tiên, thầy cô hướng dẫn tìm hiểu qua về món ăn được học và yêu cầu học viên ghi chép đầy đủ. Sau đó toàn bộ lớp sẽ được thực hành chế biến món ăn và thưởng thức thành quả lao động của chính mình.

Các học viên đăng ký học nghề tại đây có bằng cấp, công việc ở các vị trí khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung: họ đều đang phải tạm dừng công việc mà mình từng gắn bó nhiều năm để tìm kiếm một nơi làm mới và một nghề nghiệp mới.

{keywords}
Các bước thực hiện một món ăn được giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến cách làm.

Chị Nguyễn Thị H. (40 tuổi, Hà Nội) từng là một trưởng phòng quản lý của 1 công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế, thu nhập xấp xỉ 20 triệu/tháng. Gắn bó với ngành Logistics đã gần 10 năm, tháng 12/2019 vừa qua, biến cố xảy ra, kinh doanh giảm sút nên công ty chị H. đã có quyết định cắt giảm nhân sự phía Bắc, trong đó có chị.

Ở tình huống đang có việc làm lương cao, trong doanh nghiệp, bỗng dưng rơi vào cảnh thất nghiệp, ngay sau đó là giai đoạn hầu hết các ngành nghề ảnh hưởng lớn vì dịch bệnh, chị H. phải làm thủ tục nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Mấy tháng dịch bệnh căng thẳng, hoạt động của nhiều doanh nghiệp ngưng trệ, người lao động thì cho nghỉ nhiều hơn tuyển mới, chị H. không thể tìm được công việc phù hợp. Thông qua trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, chị H. được giới thiệu các công việc theo khả năng và đã đăng ký học lớp nấu ăn với mong muốn thêm kiến thức bếp núc để chăm sóc gia đình và thêm cơ hội thử sức với một ngành nghề mới.

{keywords}
Mọi người cùng nhau chế biến món ăn đã được học tại lớp học nấu ăn của trung tâm.

Đa phần học viên lớp học nấu ăn là phụ nữ, hiếm hoi lắm mới thấy bóng dáng một vài người đàn ông.

Anh Dư Quý Trình (30 tuổi, trú tại xá Liên Châu, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã có vợ và 2 con nhỏ, học viên lớp nấu ăn tại Trung tâm kể lại quãng thời gian mấy năm mà phải thay đổi công việc đến vài lần:  “Trước đây tôi làm trình dược viên ở một công ty, do công việc thu nhập thấp, không đủ trang trải cho gia đình nên đã nghỉ và ở nhà chạy taxi gia đình được 2 năm nay. Vì là lái xe ở dưới huyện nên cũng có nhiều người ủng hộ, công việc cũng tạm ổn. Nhưng từ khi dịch xảy ra thì nguồn thu đã giảm gần như 100% và hầu như không thể làm được. Cả gia đình tôi trông chờ vào quầy thuốc nhỏ của vợ tôi, cũng chỉ đủ trang trải sống qua ngày. Thời điểm này tôi mới tìm hiểu và nhận bảo hiểm thất nghiệp rồi đăng ký học lớp nấu ăn này thêm kiến thức cho gia đình”.

{keywords}
Anh Dư Quý Trình học chế biến món ăn tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, cơ sở tại quận Hà Đông.

“Đợt dịch nhu cầu đi lại của mọi người dân gần như không có, nếu khi hết dịch này người dân đi lại nhiều hơn tôi sẽ quay lại nghề lái taxi gia đình. Còn nếu tình hình công việc không tốt thì tôi cũng đã có thêm nghề nấu ăn đây rồi để thử sức khi có điều kiện thích hợp”, anh Trình lạc quan.

Kế toán kỳ cựu chuyển nghề đi học nấu ăn vì thất nghiệp sau Covid-19

Kế toán kỳ cựu chuyển nghề đi học nấu ăn vì thất nghiệp sau Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong những tháng qua, thị trường lao động đã có những biến đổi. Các doanh nghiệp phải cắt giảm, giãn việc làm khiến cho nhiều người lao động lâu năm rơi vào cảnh thất nghiệp, buộc phải tìm công việc mới.

Quang Hùng

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh Covid-19

Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 9262/BHYT-BH về hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Hơn 5,6 triệu người quên mật khẩu VSSID, có người xin cấp lại 40 lần/tháng

Đã có khoảng 5,6 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng "Quên mật khẩu". Thay vì ghi  nhớ mật khẩu, nhiều người tiện tay bấm 'quên mật khẩu' cho tiện

Chiến dịch lớn nhất hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Những ngày qua, hàng triệu người lao động trên cả nước đã được nhận tiền hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Đề xuất thanh tra, kiểm tra các đơn vị không tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ

Đề xuất UBND tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ trong đơn vị nhưng vẫn quyết toán thuế thu nhập DN; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Sớm trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, giảm mức đóng Quỹ BHTN

Đại biểu đề nghị cần sửa đổi để quy định linh hoạt hơn nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản cho cả người sử dụng lao động và người lao động,

BHXH tỉnh Bình Thuận đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì nên chi phí lớn, doanh thu giảm sút, dẫn đến nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kéo dài, đời sống người lao động bị ảnh hưởng 

Lạng Sơn: 100 % học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Theo BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 446 cơ sở giáo dục và giáo giục, nghề nghiệp, với tổng số 147.264 học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, 100% HSSV tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam "thần tốc"thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách từ Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách nhanh nhất. 

TP.HCM: 950.000 NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Ngày 26/10, BHXH TP.HCM cho biết trên địa bàn đã có gần 950.000 người lao động (NLĐ) nhận được hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ.

Đang cập nhật dữ liệu !