Trường học Thái Lan hứng chỉ trích vì phạt học sinh hát quốc ca không đủ to

Một trường học ở Thái Lan đã buộc phải ngừng việc sử dụng máy đo decibel tiếng hát nhằm quản lý việc hát quốc ca của học sinh sau khi nhận được những chỉ trích dữ dội.

Trường học Thammasat Khlongluang Wittayakom ở tỉnh Pathum Thani (Thái Lan) đã có ý tưởng quản lý việc hát quốc ca của học sinh bằng cách đo decibel tiếng hát thông qua ứng dụng di động.

Nếu tiếng hát của học sinh ở mức trên 85 decibel, máy đo sẽ được bật đèn xanh và sau lễ chào cờ, học sinh sẽ được vào lớp. Tuy nhiên, nếu tiếng hát chỉ đo được ở trong khoảng từ 80 đến 84 decibel, điều đó có nghĩa học sinh sẽ phải hát lại bài quốc ca thêm 2 lần nữa. Và nếu âm thanh đo được chỉ dưới 80 decibel, học sinh sẽ phải hát quốc ca thêm 3 lần nữa.

Nếu âm thanh đo được chỉ dưới 80 decibel, học sinh sẽ phải hát quốc ca thêm 3 lần nữa.

Biện pháp này được cho là nhằm thúc đẩy học sinh thực hiện kỷ luật trong việc hát quốc ca ở các buổi chào cờ, nhưng không ngờ điều này lại gây ra những phản ứng dữ dội.

Trường Thammasat Khlongluang Wittayakom mới chỉ áp dụng hình thức đo decibel này được 2 lần. Sau những phản hồi tiêu cực, ban giám hiệu trường buộc phải ngừng việc kiểm tra này.

Trước đó, ngày 9/1, phóng viên Kênh tin tức Thái Lan One31 đến trường vào thời điểm chào cờ và trường đang sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh có tên Decibel X để đo độ ồn trong tiếng hát của 4.300 học sinh.

Mức decibel trung bình của học sinh lúc này là 74-75. Điều đó có nghĩa, nếu áp dụng biện pháp này, phần lớn học sinh trong trường sẽ bị phạt ở mức độ cao nhất.

Điều đáng nói hơn, theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, bất cứ âm thanh nào trên 85 decibel đều được coi là có hại cho thính giác của con người.

Trường Giang (Theo Oddity Central)
Từ khóa: trường học Thái Lan hát quốc ca học đường

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !