Trường Gateway cùng hàng trăm trường quốc tế "tự phong" có lừa dối khách hàng?

Vụ việc học sinh lớp 1 tại trường quốc tế Gateway tử vong vì bị bỏ quên trên xe ô tô của nhà trường đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về quy trình đưa đón học sinh cũng như trách nhiệm của những người liên quan và thực hư tên gọi “trường quốc tế”...

Trong buổi họp báo tại UBND quận Cầy Giấy thông tin về vụ việc học sinh tử vong trên xe bus, ông Phạm Ngọc Anh -  Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy khẳng định trên địa bàn quận không có trường nào là trường “quốc tế” mà chỉ có các trường mầm non có yếu tố nước ngoài. Việc có thêm chữ quốc tế - International trong tên trường như trường Quốc tế Gateway (Gateway International School) cũng chỉ là cách để nhà trường tự đặt để thu hút thêm học sinh.

Như vậy có thể thấy trong Luật giáo dục không hề có khái niệm “trường quốc tế”. Thế nhưng từ tên cổng trường hay các hoạt động của nhà trường Gateway đều có gắn thêm từ “quốc tế”.

Hiện nay chỉ tồn tại 3 loại hình trường học là trường công lập, dân lập và tư thục (trường này có thể được đầu tư bởi nước ngoài).

Tiến sỹ Vũ Thu Hương – chuyên gia giáo dục cho hay: “Việc trưởng phòng giáo dục quận Cầu Giấy khẳng định không có trường nào gọi là trường quốc tế là thông tin mà bất cứ người làm giáo dục nào đều không quá ngạc nhiên. Nhưng tôi có thể chắc chắn đó là thông tin mà nhiều phụ huynh hết sức bất ngờ.

Phụ huynh thì luôn nghĩ một khi nhà trường đã gắn thêm từ “quốc tế” trong tất cả các hoạt động quảng bá, giao dịch thì chắc chắn cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể ở đâu là Phòng GD&ĐT cũng như Bộ GD&ĐT phải biết. Nhất là khi họ tự xưng là “trường quốc tế” lâu như vậy nếu có vấn đề gì không đúng luật thì đã bị xử lý ngay.

Thế nhưng, một thời gian dài lại không có bất cứ “trường quốc tế” tự xưng nào bị xử phạt mặc dù họ đã để tên không đúng. Qua sự việc này cho thấy sự quản lý rất lỏng lẻo nhất là sau vụ việc trường Gateway tại sao Sở GD&ĐT cũng như Bộ GD&ĐT tại sao thời gian qua vẫn để như vậy”.

Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway cũng như nhiều trường quốc tế khác trên cả nước chưa được pháp luật công nhận là trường quốc tế. Từ “quốc tế” chỉ được gắn vào tên trường như một tên riêng, nhằm thu hút tuyển sinh và khẳng định đẳng cấp của trường.

Trong trường hợp các trường học tư thục không có giáo trình nước ngoài, không có chương trình học của nước ngoài, không có giáo viên nước ngoài mà lại tự nhận là trường quốc tế để thu tiền cao hơn các trường tư thục khác thì hành vi này là gian dối trong lĩnh vực đào tạo, tùy vào tính chất mức độ có thể xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Điều 48 Luật giáo dục 2005 quy định Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động. Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Trong Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) cũng quy định 3 loại hình nhà trường tương tự như trên.

Như vậy, tại Việt Nam chưa có quy định về trường quốc tế và cũng không có văn bản hay tiêu chuẩn cụ thể nào cho những ngôi trường này.

Hoàng Thanh
Từ khóa: trường quốc tế GateWay trường quốc tế

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !