Trung Quốc đào tạo VĐV Olympics như thế nào?
Trung Quốc đào tạo VĐV Olympics như thế nào?
Trung Quốc: Truyền thông phương Tây ngu ngốc và mù quáng
Tấm huy chương vàng môn bơi lội đầy tranh cãi của vận động viên 16 tuổi - Ye Shiwen |
Thế vận hội Olympic 2012 đang nóng lên từng ngày đặc biệt là cuộc cạnh tranh ngôi vị đứng đầu trong bảng tổng sắp huy chương giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong đó, đội tuyển thể dục dụng cụ nam của Trung Quốc đã giành thắng lợi lớn, vận động viên cử tạ Li Xueying giành huy chương vàng và cả tấm huy chương vàng đầy tranh cãi xung quanh nghi án sử dụng doping của nữ vận động viên bơi lội 16 tuổi - Ye Shiwen.
Đội tuyển Mỹ đã có được vận động viên bơi lội Michael Phelps – người giữ danh hiệu giành được nhiều giải thưởng nhất tại các kỳ Olympic. Đặc biệt là tấm huy chương vàng của đội tuyển thể dục dụng cụ nữ kể từ năm 1996.
Để giành được những tấm huy chương vàng như ngày nay, Trung Quốc đã đề ra chiến lược đào tạo những vận động viên nhí tài năng từ rất sớm.
Điển hình như vận động viên bơi lội 16 tuổi - Ye Shiwen. Cô đã được đưa đi đào tạo từ năm 6 tuổi khi một giáo viên phát hiện Ye có đôi bàn tay to hơn các bạn đồng lứa.
Một số hình ảnh về hành trình chính phủ Trung Quốc chuẩn bị cho các nhà vô địch tương lai.
Trong ảnh là một vận động viên nhí đang tập luyện tại một Trung tâm huấn luyện thể dục tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy của Trung Quốc. Quá trình tập luyện của các vận động viên vô cùng gian khổ với 8 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần.
Ông Wei Jizhong – một thành viên trong Hội đồng Olympic của châu Á chia sẻ: "Trong lịch sử chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc luôn yếu hơn Mỹ. Nghệ thuật, âm nhạc là những lĩnh vực Trung Quốc không thể giành thắng lợi. Con đường duy nhất để Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ là thể thao".
Hệ thống tài trợ huấn luyện thể thao của Trung Quốc đã thành công trong việc đào tạo các thế hệ vận động viên thể dục dụng cụ và lặn – nơi các em nhỏ có tài năng được đào tạo chuyên sâu.
Huấn luyện viên Zhang Yang cho biết: "Hệ thống đào tạo nhờ nguồn kinh phí đầu tư của chính phủ tập trung đào tạo cho các vận động viên từ khi họ còn bé cho tới khi trở thành những vận động viên giỏi giành huy chương".
Đối với nhiều gia đình, việc huấn luyện một vận động viên thành công được xem như một chiến lược tài chính. Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để đào tạo các vận động viên để giành huy chương vàng tại các kỳ Olympic.
Một vận động viên giành huy chương vàng tại Olympic có thể nhận được phần tiền thưởng trị giá gần 157.000 USD từ chính phủ Trung Quốc.
Khoảng 40 vận động viên trong độ tuổi từ 7 – 13 đang được huấn luyện tại Trung tâm thể dục dụng cụ tỉnh Hồ Bắc với hy vọng một ngày sẽ giành tấm huy chương tại kỳ Olympic.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang bị chì trích vì quá trình huấn luyện khắc nghiệt với các vận động viên nhỏ tuổi.
Một số môn thể thảo được xem là quá sức với cơ thể của các em nhỏ. Trong ảnh là một vận động viên cử tạ nhỏ tuổi đang tập luyện tại một trung tâm thể thao thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Hành trình tập luyện không phải lúc nào cũng đầy thú vị. Trong trường thể dục dụng cụ, Li Xiaoshuang thuộc tỉnh Phúc Kiến, khoảng 100 trẻ em từ 4 – 9 tuổi dành hàng giờ tập luyện tại đây. Một vận động viên nhí chia sẻ cậu đã từng khóc nhiều lần trong khi tập luyện.
Những đứa trẻ tham gia tập luyện môn lặn hàng ngày tại Trường đào tạo lặn thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Hai vận động viên giành huy chương vàng Olympic của Trung Quốc là Fu Mingxia và Xiao Hailiang cũng đã trưởng thành từ ngôi trường này. Hiện tại, 30 vận động viên nhí đang tập luyện hàng ngày tại đây với hy vọng tương lai giành huy chương cho nước nhà.
Trong Thế vận hội 2008, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã yêu cầu Liên đoàn thể dục dụng cụ quốc tế điều tra về lý lịch của vận động viên He Kexin – người đã giành huy chương vàng tại Olympic 2008 với lý do thí sinh này chưa đủ tuổi để đi thi đấu. Hộ chiếu của He ghi cô đã 16 tuổi khi tham gia thi đấu tại Olympic 2008. Tuy nhiên, những bài báo địa phương lại cho biết He mới 14 tuổi. Song cuối cùng, IOC vẫn không thể đã đưa ra được bằng chứng để chứng minh cáo buộc của họ với phía Trung Quốc.
minh thu