Trò ăn năn: Ăn trộm xe máy còn định truy sát thầy

"Ngày ấy tôi ghét thầy vì thầy hay làm tôi bẽ mặt trước lớp. Biết thầy chỉ có chiếc xe máy cà tàng là tài sản duy nhất, tôi lên kế hoạch trộm. Khi bị phát hiện, tôi định truy sát thầy để bịt đầu mối" - anh Trần Tiến Ngọc nhớ lại.

Câu chuyện tình thầy trò không chỉ có những bó hoa, lời chúc mừng, những khẩu hiệu biết ơn. Đâu đó, lại có những hiểu lầm, tức giận, những hành động bồng bột mà có khi phải trả giá bằng tù tội và cái chết. Nhưng sau cùng vẫn là những câu chuyện nhân văn về sự ăn năn, tha thứ và trở về với yêu thương.

Dưới đây là chuyện của anh Trần Tiến Ngọc, Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa.

Thầy là giáo viên dạy Sinh học suốt ba năm phổ thông của tôi. Thầy nổi tiếng được lòng học sinh trong trường, ấy thế mà sao tôi lại chẳng có thiện cảm gì với thầy. Tôi ghét thầy vì thầy hay lôi tôi ra mắng vì tội lười học, quậy phá.

Khổ hơn, thầy lại là thầy giáo chủ nhiệm của tôi nên mỗi lần bỏ học, trốn tiết… là bố mẹ tôi được mời lên. Sau đó, tôi về nhà là bị la, rầy từ ngày nọ sang ngày kia. Mỗi lần thế, tôi thấy ghét, thù thầy. Lúc đó tuổi mới lớn bồng bột, hiếu thắng lắm nên tôi dồn nén tất cả trong lòng chờ đợi cho thầy một "vố".

Quê thầy ở xa nên thầy phải ở lại khu tập thể nhà trường. Để ý thấy thầy chỉ có một chiếc xe máy cà tàng để làm phương tiện đi lại, cũng là tài sản duy nhất, tôi lên kế hoạch cùng một thằng bạn "chung chiến hào" phải trộm bằng được chiếc xe máy và giấy tờ tùy thân của thầy, bán lấy tiền đi chơi để trả thù cho bõ ghét.

Chúng tôi tìm hiểu chỗ để xe, thói quen chìa khóa, ví đựng giấy tờ xe của thầy. Sau 10 ngày theo dõi, cơ hội đã đến khi hôm đó các thầy cô trong khu tập thể tổ chức liên hoan chia tay “hội độc thân” cho thầy nên thầy vắng nhà.

Nếu không có thầy thì vừa bước vào đời tôi đã dính tù tội.
Nếu không có thầy thì vừa bước vào đời tôi đã dính tù tội.

Phá cửa vào nhà, thật may mắn cho chúng tôi, thầy còn để nguyên chìa khóa xe máy trên bàn làm việc. Mở cốp thấy toàn bộ giấy tờ, giấy đăng ký kết hôn của thầy (vì thầy chuẩn bị cưới vợ), chúng tôi hí hửng dắt xe ra ngoài. Thằng bạn tôi tinh ranh lấy chiếc áo vest của thầy khoác vào rồi hai đứa lên xe chạy thẳng xuống thành phố bán luôn chiếc xe để lấy tiền ăn chơi. Hai đứa vui sướng vô cùng vì "phi vụ" thành công.

Nhưng bán chiếc xe của thầy cho một tiệm cầm đồ chưa được bao lâu thì chúng tôi bị công an truy bắt. Hai đứa tôi chạy trốn, lên kế hoạch thủ tiêu bằng chứng là... thầy, hoặc uy hiếp để thầy nhận trách nhiệm là thầy cắm xe cho chúng tôi.

Chờ đêm tối xuống, hai đứa tôi mò đến phòng thầy ở, chưa kịp hành động gì thì chúng tôi nghe câu chuyện thầy đang nói với thầy Phó hiệu trưởng: “Em nghĩ, chiếc xe đó không đáng bao nhiêu, để hai em nó bị CA bắt sẽ bị tù tội, hơn nữa cũng còn hai tháng nữa là tốt nghiệp rồi. Em xin thầy cho em đứng ra bảo lãnh cho hai em nó. Mình dạy chúng làm người chứ không nên dồn hai đứa vào tù tội, vết nhơ cả đời”.

Nghe đến đây, chiếc dao trên tay tôi đã rơi xuống đất. Tôi và cậu bạn nhìn nhau rồi hai đứa thất thần bước vào phòng thầy thú tội. Thấy chúng tôi, thầy ngạc nhiên lắm. Sau đó thầy bảo: "Tối nay ở lại đi, sáng mai thầy cùng hai đứa đến cơ quan CA làm việc".

Buổi sáng ấy đáng nhớ với cả hai đứa tôi. Thầy đã đứng ra bảo lãnh trước cơ quan CA, rồi chở hai đứa tôi về nhà.

Về trường, thầy còn nhờ tất cả những người biết việc này giữ im lặng để bạn bè trong trường không biết chuyện tày trời tôi đã gây ra, cho chúng tôi cơ hội để học, thi tốt nghiệp.

Đến giờ mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn tự hỏi mình: Nếu đêm hôm ấy, chúng tôi không nghe được câu chuyện của thầy và thầy Phó hiệu trưởng thì không biết mình đã làm chuyện gì nữa? Liệu tôi có được ngồi tự do ở đây không?

Cả đời tôi mang ơn thầy, một người thầy khoan dung, vị tha.

Theo Kiến Thức

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !