Chè Tân Cương, nón lá Huế, bưởi Phúc Trạch… cùng nhiều đặc sản độc đáo của các vùng miền sẽ quy tụ trong Triển lãm Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014 diễn ra trong 2 ngày 9-10/9 tại Trung tâm TL Giảng Võ, HN
Triển lãm do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Dự án EU - ASEAN về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Dự án ECAP III) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về chỉ dẫn địa lý – một loại tài sản trí tuệ, cũng như nâng cao hình ảnh và giá trị thương mại cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đây là một trong số những hoạt động nhằm triển khai Sáng kiến về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (thuộc Kế hoạch hành động về sở hữu trí tuệ của ASEAN giai đoạn 2011 – 2015) do Việt Nam và Thái Lan chủ trì thực hiện.
Tham gia Triển lãm có khoảng 70 gian hàng giới thiệu về các sản phẩm đặc sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và ở nước trong khu vực ASEAN. Trong đó, các tổ chức của Việt Nam sẽ giới thiệu với người tiêu dùng các sản phẩm đặc sản nổi tiếng trong nước như nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, chè Tân Cương, nón lá Huế, v.v.
Các nước các nước ASEAN cũng mang đến Triển lãm các sản phẩm nổi tiếng như tảo thiên nhiên Myanma, cà phê Lào, hồ tiêu và dầu cọ Campuchia, lụa Malaysia và thịt cừu đông lạnh Brunei.
Là một nước có truyền thống sản xuất và canh tác nông nghiệp, cộng thêm các yếu tố đặc trưng về mặt tự nhiên và con người, Việt Nam có nhiều sản phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế gắn với các địa danh cụ thể.
Hiện tại, Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xếp thứ hai trong ASEAN sau Thái Lan. Nhiều sản phẩm đặc sản của Việt Nam đã nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập.
Ảnh: 38 sản vật của Việt Nam hiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Box: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ các sản phẩm có danh tiếng, chất lượng đặc thù hoặc các đặc tính khác biệt được tạo nên do các điều kiện tự nhiên, con người của một địa phương, khu vực hay một quốc gia nhất địn
Chỉ dẫn địa lý đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng, phát triển và sử dụng không chỉ như một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Hiện nay, có khoảng hơn 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên thế giới, với giá trị giao dịch thương mại hằng năm ước đạt 50 tỷ đôla Mỹ.
Trong thời gian qua, sự quan tâm đối với việc phát triển hệ thống chỉ dẫn địa lý đã được cải thiện đáng kể ở khu vực ASEAN. Với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên minh châu Âu (EU), ASEAN đã thực thi nhiều sáng kiến về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và đưa nơi đây trở thành một trong số những khu vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý tích cực nhất, sau EU và Ấn Độ.
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.