Trèo lên bàn thờ để cầu may: Phỉ báng thánh thần

Trèo lên bàn thờ, giẫm đạp lên nhau để xoa tiền vào tượng phật, bát hương, bảo kiếm là những cách người dân "lấy may" trong lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) năm nay. Đó là hành động thiếu văn hóa.

“Đút tiền vào tay phật không khác gì hối lộ”

Đêm 14 rạng ngày 15/1 âm lịch, đền Trần (Nam Định) chính thức diễn ra lễ khai ấn. Hàng ngàn người dân đã đổ về dự buổi lễ. Ở chốn linh thiêng, nhưng nhiều người dân chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để lấy tiền xoa vào tượng phật, bát hương, thanh bảo kiếm lấy may mặc cho lực lượng chức năng ngăn cản. Nhiều người dân sau khi xem xong hình ảnh đã  nói rằng đó là hình đó phản cảm, thiếu văn hóa.

Nhà sưu tầm văn hóa dân gian Đỗ Văn Giảng cho biết, không chỉ ở đền Trần, Nam Định mà ngay ở chốn non thiêng Yên Tử, Quảng Ninh, người dân cũng chen nhau xoa tiền vào chuông đồng lấy may. Ở chùa Bái Đính, Ninh Bình, ngôi chùa to, đẹp thuộc loại nhất Việt Nam, cũng bắt gặp nhiều hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật.

Trèo lên bàn thờ để cầu may: Phỉ báng thánh thần - ảnh 1

Người dân chen lấn nhau xoa tiền lẻ vào bát hương, ở đêm khai ấn đền Trần, Nam Định

Những hành động phản cảm trên đều xuất phát từ tâm lý hùa theo đám đông. Từ xưa, người dân đến chùa Quán Thánh, Hà Nội đều xoa tay vào đầu gối bức tượng Trấn Vũ để lấy may. Đến nay, người dân vẫn nghĩ rằng xoa tiền như vậy, may mắn sẽ đến bên gia đình trong năm mới.

“Tuy nhiên ở lễ hội đền Trần, tôi thấy người dân chen lấn, xô đẩy nhau để được xoa tiền vào bát hương, thanh bảo kiếm lấy may. Đây là hành động thái quá, không đẹp, thiếu văn hóa, thậm chí là phỉ báng thánh thần, Phật.”, ông Giảng nói.

Ông Giảng cho biết thêm, người dân quan niệm dùng đồng tiền làm cầu nối đến Phật, thánh thần để có thêm tiền bạc, quyền lợi cá nhân hơn người. Đây là sự cầu mong không trong sáng, không phù hợp đạo lý của người Việt. Mặt khác, hành động người dân xoa tiền lẻ lên tay tượng không khác gì đi hối lộ thánh thần.

“Không phải cứ đến lễ hội, chùa chiền, người dân cúng lễ to, xoa tiền lẻ lên tượng, bát hương thì sẽ được hưởng nhiều lộc. Cuộc sống, công việc có may mắn, thành đạt hay không đều do bản thân con người tạo ra chứ không phải do thánh thần, hay Phật ban”, ông Giảng chia sẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng,Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho hay, phần người lớn người dân Việt Nam có văn hóa ứng xử, giao tiếp chuẩn mực, văn minh. Tuy nhiên, có một số người thiếu hiểu biết nên dẫn đến việc đi lễ chùa có hành động kém văn hóa như xoa tiền vào tượng phật, xoa tiền vào bát hương trong lễ hội đền Trần.

Thông thường người dân đến đền, chùa với  tấm lòng thành, tâm luôn hướng phật. Thế nhưng có nhiều người dân không hiểu điều đó đã chen lấn tiếp cận xoa tiền lẻ vào các pho tượng, bát vàng, bát bạc rồi đem về nhà để hưởng lộc.

Trèo lên bàn thờ để cầu may: Phỉ báng thánh thần - ảnh 2

 Trèo lên bàn thờ để xoa tiền, sờ thanh bảo kiếm ở đêm khai ấn đền Trần, Nam Định

“Hành động đó không đúng mà gây nên phản cảm bởi khi đến chùa không bao giờ người dân được phép cầu lộc và trưng lộc. Đến chùa, người dân chỉ nên cầu sự an lành, hạnh phúc. Cái duy nhất Phật giáo có thể đem đến cho người dân đó là sự thanh tịnh về tâm hồn, chứ không phải là lộc, tài, công danh”, Tiến sĩ Hồng giải thích.

Theo tiến sĩ Hồng, người dân quan niệm xoa tiền vào bát hương, thanh bảo kiếm để lấy may là người có tư duy đời thường. Họ nghĩ rằng trần sao thì âm vậy nên họ mang tham vọng cầu tài, lộc đến nơi cửa chùa. Trong khi đó, họ lại không  biết rằng, hành vi của mình đang làm vấy bẩn sự thanh tịnh, thanh khiết nơi cửa chùa.

“Rải một đống tiền lẻ nơi cửa Phật hay xoa tiền vào bát hương, thanh bảo kiếm với mong ước thu lại tiền tài lớn hơn là điều không bao giờ có. Ngoài ra, nơi cửa đền, chùa cũng không phải là nơi mang xôi, gà, oản đến chốn linh thiêng thì điều cần nhất là tấm lòng thành", tiến sĩ Hồng giải thích.

“Tạo khoảng cách giữa tượng phật và du khách”

Nhà sưu tầm văn hóa Đỗ Văn Giảng nêu, người dân đi lễ chùa đầu năm chỉ nên sắm lễ bằng hương, hoa quả. Tiền công đức, người dân có thì bỏ vào hòm, thùng công đức, chứ không nên rải khắp các ban thờ, mâm hoa quả.

Theo ông Giảng, ban quản lý ở đền, chùa cũng nên tạo khoảng cách giữa tượng phật và khách đến hành hương, tránh để họ tiếp cận với tượng Phật. Qua đó, du khách sẽ không thể tiếp cận đến gần tượng, không có những hình ảnh xấu như bỏ tiền lẻ hay chụp ảnh bên cạnh tượng Phật.

Trèo lên bàn thờ để cầu may: Phỉ báng thánh thần - ảnh 3

Nhà sưu tầm văn hóa dân gian, Đỗ Văn Giảng

“Đơn cử như ở chùa Bái Đính, tôi thấy tượng các vị La Hán được đặt ở ngoài hành lang không có hàng rào vệ nên người dân cứ vô tư rải tiền lẻ, xoa tiền vào tượng. Như vậy, tượng Phật ở nơi cửa chùa cũng mất đi sự linh thiêng”, ông Giảng nói.

Tiến sĩ Hồng cũng cho rằng, những người làm công tác quản lý ở đền chùa phải luôn nhắc nhở người dân từ bỏ ý nghĩ, thói quen xoa tiền lẻ hay bỏ tiền lẻ vào tượng Phật. Bởi đó là hình ảnh không đẹp, tạo nên nét phản cảm khi người dân đến đền, chùa. Người làm quản lý phải tuyên truyền để người dân hiểu hành động đó là điều không tốt, khi đó người dân nhận thức ra sẽ thay đổi hành vi.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phải phối hợp, hành động để dần xóa bỏ việc đổi tiền lẻ ở đền chùa. Bởi vì nếu không làm chặt chẽ, mọi việc sẽ nhanh chóng trở lại như cũ và còn tạo điều kiện cho dịch vụ đổi tiền lẻ phát triển rầm rộ, mạnh mẽ như hiện nay.

Theo Khám Phá

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !