Trao nhầm trẻ sơ sinh: Bác sĩ sản khoa nói gì?

"Trẻ mới đẻ, đứa nào cũng giống đứa nào, ngay cả khi được viết tên, đánh số lên đùi nhưng nếu hộ lý cẩu thả thì chuyện nhầm lẫn đương nhiên xảy ra", bác sĩ Nguyễn Huy Bạo nói.
Trao nhầm trẻ sơ sinh: Bác sĩ sản khoa nói gì? - ảnh 1

TS Nguyễn Huy Bạo :"Ngày xưa “lởm khởm” nên dễ nhầm lắm"

Xung quanh câu chuyện, mới đây tại Hà Nội xảy ra 2 trường hợp bị nhầm tại nhà hộ sinh Ba Đình và Đống Đa, trao đổi với Infonet, TS. BSCKII, Nguyễn Huy Bạo, nguyên giám đốc BV Phụ Sản HN cho biết: thời điểm đó, chuyện nhầm lẫn con có thể xảy ra.

Bởi theo TS Bạo, ông chính thức vào nghề từ cuối năm 1975 tại BV Phụ sản TW, trước đó ông cũng có thời gian đi  thực tập tại các nhà hộ sinh, các bệnh viện sản nên ông nhớ rất rõ quy trình một sản phụ đi đẻ như thế nào.

Vị bác sĩ nhiều năm trong nghề cho biết, thời kỳ khởi thủy (theo lời các thầy cô dạy) chưa có việc đánh số, hay kí hiệu nào trên trẻ. Trẻ đẻ ra cứ để đấy, nếu chỉ có một sản phụ đẻ sẽ không có chuyện nhầm nhưng nếu có từ 2 sản phụ trở lên thì chuyện nhầm con là khó tránh khỏi.

“Thời kỳ đó gần như ăn lông ở lỗ, khả năng nhầm lẫn là rất cao khi có vài ba người cùng đi đẻ một lúc. Bởi trẻ đẻ ra đứa nào cũng giống đứa nào, đặc biệt cùng con gái hoặc cùng con trai” - ông Bạo nhấn mạnh.

Cũng theo ông Bạo thì cho đến những năm 70 – 80 tại các bệnh viện lớn, các nhà hộ sinh, trẻ sơ sinh mới được viết tên hoặc đánh số vào đùi. Thời kỳ viết vào đùi trẻ sơ sinh đã hạn chế được sự nhầm lẫn tuy nhiên, tùy theo chất lượng mực hoặc người viết cẩu thả thì mực có thể bị nhòe hoặc mờ đi. “Ngày xưa lởm khởm” nên dễ nhầm lắm”- ông Bạo nói.

Theo ông Bạo thì các sản phụ thời đó khi có bầu sẽ đăng ký khám thai từ tuyến dưới vì thế các chị em hầu hết vào nhà hộ sinh đẻ. Chỉ những ca khó mới được chuyển lên tuyến trên. Đồng thời ở tuyến trên lúc đó cũng quy định hạn chế các ca đẻ thường vì thế số lượng sản phụ sinh ở nhà hộ sinh sẽ nhiều hơn ở các bệnh viện phụ sản. “Thời kỳ đó, có khi cả tuần ở BV Phụ sản Trung ương chỉ đón 15 ca. Do đó, ở các nhà hộ sinh dễ nhầm hơn ở các BV Phụ sản”- ông Bạo nói.

Ông Bạo cũng cho biết thêm, trong nghề, chúng tôi xác định câu chuyện nhầm con là thảm họa, đối với gia đình người ta nhầm con cũng là chuyện nghiêm trọng. Vì thế, khắc phục chuyện này, rất nhanh sau đó chuyển sang đánh số. Theo đó, mỗi cặp mẹ con sẽ có một bộ số giống nhau. Mẹ được đeo vào tay, con đeo vào cổ. Khi có số đeo khó nhầm. Ông cũng cho biết thêm, cả cuộc đời ông gắn bó với công cuộc “đỡ đẻ” nhưng ông chưa gặp tình huống nào nhầm con. Ông cho rằng có thể vì ông không phải là người đi trả trẻ nên không gặp phải.

Trước đó, gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, thông qua mạng xã hội đã nhờ cộng đồng cung cấp và tìm kiếm thông tin về người con gái bị trao nhầm cách đây 42 năm tại nhà hộ sinh Ba Đình.

Ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh một cô con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Thời đó, những đứa trẻ được đánh số bằng cách , cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Thắc mắc bà Hạnh hỏi nhân viên y tế rằng con mình là số 33 sao đây lại là số 32 thì nhân viên y tế cho rằng, trong lúc tắm rửa số đánh dấu bị mờ. Khi ra tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.

Ngay sau khi sự việc được cộng đồng chú ý thì một  bà mẹ bị trao nhầm con từ 29 năm trước ở nhà hộ sinh quận Đống Đa, Hà Nội cũng rơi vào cảnh tương tự. Đó là bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi, ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội) sinh con gái ngày 12/12/1987, ở nhà hộ sinh quận Đống Đa, ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên. Con của bà là chị Lê Thanh Hiền (29 tuổi). Đến khi lấy chồng và sinh con chị Hiền mới biết mình là nhóm máu B, trong khi mọi người trong gia đình đều mang nhóm máu O. Trước những băn khoăn này, chị đã đi làm xét nghiệm ADN và ngã ngửa khi mình không cùng huyết thống với người mẹ đang nuôi dạy mình từ thuở lọt lòng.

N. Huyền

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !