Tranh cãi quanh chuyện “đình chỉ học vì dùng giáo trình… phô tô"

Ngày 13/2, trên nhiều báo đưa tin về việc một sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM bị đình chỉ học 1 năm vì mang tài liệụ phô tô vào trường. Sự việc đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt với nhiều ý kiến trái chiều quanh quyết định của trường.

Chiều 13/2, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, GS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, khẳng định, đáng lẽ với vi phạm này là đuổi học luôn nhưng trường đã xem xét và giảm xuống còn đình chỉ một năm.

TS Quỳ nói, trừ văn bản pháp luật được quyền sao chép, còn sao chép tài liệu, giáo trình... là hành vi vi phạm bản quyền, được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.

"Không thể chấp nhận SV luật mà vi phạm pháp luật. Vì vậy, nhà trường rất nghiêm trong việc sử dụng giáo trình, tài liệu, không chấp nhận SV dùng sách phôtô” - TS Quỳ khẳng định.

TS Quỳ cho biết quy định này được phổ biến, nhắc nhở thường xuyên trong nhà trường, không SV nào không biết. “SV không thể nói là không biết, không được quyền không biết. Bản thân SV A. vi phạm và bị kỷ luật cũng biết rõ là mình đã sai” - TS Quỳ nói.

Chia sẻ quan điểm với PV Infonet, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng, Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng, đây là phát biểu gây sốc của bà Hiệu trưởng trường Luật.

Theo luật sư Hưng, với phát biểu này, cho thấy cô hiệu trưởng, nhà trường đã rất quyết liệt trong một thời gian dài để thực hiện cho bằng được quy định này. Vì tình hình không cải thiện, tức sinh viên vẫn vi phạm, nên buộc phải xử làm gương.

"Nhà trường đang “cố đấm ăn xôi” là phản tác dụng. Sinh viên là đối tượng "dễ bảo" nhất ở trường mà không bảo được có nghĩa là chủ trương, quy định đang có vấn đề. Nếu quy định cấm xài giáo trình photo ở trường thì các em vẫn cứ photo và xài ngoài trường. Vậy mục đích quy định khó đạt được.

Lẽ ra nhà trường phải tìm hiểu vì sao các em không chấp hành quy định này để có giải pháp phù hợp, chứ dùng chế tài mạnh là điều không nên. Tư duy quản không được thì cấm không nên hình thành trong môi trường giáo dục. Nếu muốn dạy các em tinh thần thượng tôn pháp luật, thì thiếu gì thứ để dạy, mượn mục đích này để cấm đoán các em, e có gì đó sai sai..." - Luật sư Hưng nói.

Tranh cãi quanh chuyện “đình chỉ học vì dùng giáo trình… phô tô

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư Tp HCM)

Ngay dưới nội dung này của luật sư Nguyễn Kiều Hưng cũng có ý kiến trái chiều với ý kiến của luật sư. Có người cho rằng: “Đành rằng mình thương em sinh viên đó, nhưng trường Luật đào tạo ra cán bộ thực hành luật thì đòi hỏi phải chấp hành luật trước. Nhìn xa hơn một chút cho sau này thì đình chỉ 1 em thôi để có một môi trường nghiêm túc. Nếu không Việt Nam sau này sao sánh với các nước phát triển được”.

Tuy nhiên cũng có ý kiến ủng hộ quan điểm của luật sư Nguyễn Kiều Hưng: “Tôi nghĩ việc khuyến khích sinh viên không sử dụng sách giáo khoa và mọi loại sách photo toàn bộ cho sinh viên khoa luật có thể cần thiết để mọi người tôn trọng quyền tác giả.

Tuy nhiên, việc tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân được phép và không phải xin phép theo Điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Vậy rất có thể rằng nội qui và xử phát chế tài của trường Đại học Luật TP.HCM đã vượt quá qui định của luật.

Trong khi pháp luật chấp nhận một số hành vi sử dụng tác phẩm bằng cách sao chép một bản như vậy, cơ quan giáo dục đã qui định nội qui như vậy có thể đáng nghi ngờ là một việc vi phạm pháp luật. Và đương nhiên là quá đà khi nhìn theo góc nhìn giáo dục”.

Cũng cùng quan điểm cho rằng, nhà trường đã “quá đà và chưa tuân thủ luật khi đưa ý kiến này”, admin diễn đàn Quan tâm tới Giáo dục (khoảng 9.000 thành viên) cho rằng: “Ở quyết định này, Hiệu trưởng Trường Luật căn cứ Thông tư 10 năm 2016 của Bộ GD&ĐT để xử lý sinh viên. 

Trong mục c điều 9 Thông tư có quy định "Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo...".

Có thể thấy rõ sinh viên bị xử lý không phạm vào ba lỗi này (không có chuyện đang bị cảnh cáo mà tiếp tục vi phạm kỷ luật; không vi phạm hành vi sinh viên không được làm (Điều 6 thông tư 10); không bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo). Như vậy, Quyết định kỷ luật đã áp dụng không đúng ngay cả quy định đã rõ ràng ở trong Thông tư 10...”

Admin diễn đàn này nhấn mạnh: “Chưa nói, thẩm quyền quyết định bạn sinh viên ấy có vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hay không cũng không thuộc Hiệu trưởng trường đại học Luật, mặc dù bạn ấy photo tài liệu có bản quyền không xin phép, vì quyền này thuộc tòa án.

Như vậy, đến đây còn cho thấy, Hiệu trưởng trường đại học Luật mà cũng không phân biệt được lĩnh vực sở hữu trí tuệ là thuộc dân sự (bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra tòa); không phải thuộc lĩnh vực hành chính mà kỷ luật...”.

Admin diễn đàn này còn cho rằng, Bộ GD-ĐT nên lên tiếng việc này vì dư luận đang sôi sục, mất lòng tin cả giáo dục và pháp luật.

Hồng Chuyên

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !