Tranh cãi 'gắt' về chuyện cha mẹ ở nhà 15m2 dành tiền tỷ cho con học trường quốc tế

Câu chuyện bố mẹ chấp nhận sống tiết kiệm suốt 10 năm để có tiền cho con học trường tốt đang thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh.

Mới đây, một clip kể câu chuyện bố mẹ tiết kiệm chỉ ở nhà 15m2, đi xe máy suốt 10 năm để có tiền đầu tư cho con học trường quốc tế với học phí hơn 1 tỷ/năm đang tạo ra cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.

Theo clip được đăng tải trên mạng xã hội, vị phụ huynh này nói: "Nhiều người hỏi tại sao mình có thể làm khác người như vậy? Chỉ khi bạn trải qua một môi trường học tập tốt, bạn mới hiểu nó thay đổi cuộc đời như thế nào. Mình chính là đứa trẻ như thế.

Mình sinh ra trong một quận lao động nhưng cô mình đã quyết tâm đưa cháu học một ngôi trường điểm của thành phố, ở quận nhất TPHCM. Từ đó, những người bạn của mình, họ là con của những gia đình có điều kiện...

Giờ đây, những người bạn của mình họ không là tiến sĩ ở Silicon Valley thì cũng là phó tổng ngân hàng hay phó giám đốc bệnh viện. Không phải để nhờ vả nhưng bạn chính là trung bình cộng của 5 người mà bạn thường xuyên gặp gỡ.

Và cô mình đã dạy từ bé: "Nếu đã chơi hãy chơi với người giỏi hơn bởi vì người giỏi sẽ dạy con giỏi hơn và không bao giờ được sống yếu thế". Chính điều đó đã hình thành nên mình hôm nay.

Sự thật, mình gặp khó khăn rất nhiều khi đưa ra lựa chọn này cho con. Trong hơn 10 năm, hai vợ chồng mình chỉ sống trong một căn phòng chưa đầy 15m2, tất cả mọi sinh hoạt đều ở đó. Mình vẫn chạy một chiếc xe máy đưa hai đứa nhỏ đi học. Cho đến khi không chở được nữa thì mới sắm xe nhưng cũng vì động lực cho con đi học đã thôi thúc mình làm việc nhiều hơn, một công việc, hai công việc, một công trình hai dự án để rồi mình có những thành quả bất ngờ trong công việc.

Mình mong muốn bạn đừng vì định kiến của bản thân mà vội đánh giá một ai đó, hãy nhìn xem họ đã nỗ lực vì điều gì. Đôi khi chỉ cần bạn có đủ khát khao và hành động thì mọi việc đều có thể và tôi đã có một trải nghiệm như thế".

Câu chuyện ngay lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều người. Một luồng ý kiến thì đồng tình rằng dù có khó khăn cũng nên đầu tư tri thức cho con, tri thức mới là thứ trường tồn lâu dài còn sau này bạn có cho con căn nhà hay mảnh đất cũng tiêu vèo là hết. Một luồng ý kiến khác lại cho rằng một khi con có tố chất thì dù học trường làng vẫn tỏa sáng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Anh Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi cũng chỉ làm công nhân ở Hà Nội nhưng cũng dốc lực cho con có một môi trường học tập tốt. Vậy nên tôi chấp nhận đi làm tăng ca mỗi ngày, vợ tôi nhận thêm việc làm buổi tối để đủ lực cho con học trường tư với môi trường mở.

Tôi nghĩ rằng với một đứa trẻ thì môi trường quyết định rất lớn đến suy nghĩ, lời nói cũng như hành vi của trẻ. Có thế nên xưa các cụ hay nói “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

Năm nay con trai lên lớp 4 nhưng tôi chưa hề hối hận vì quyết định cho con theo môi trường học phí khá đắt nhưng đổi lại con được môi trường tốt với nhiều kỹ năng và tư duy tốt hơn”. 

Trong khi đó chị Nguyễn Thu Hằng (quận Hà Đông, Hà Nội) lại cho rằng nếu con không có thực lực mà đưa con vào trường quốc tế thì bố mẹ vô tình tạo cho con nhiều áp lực.

Khi xung quanh quá nhiều bạn giỏi với những điều kiện tốt mà con mình yếu, lại không có điều kiện thì hẳn đứa trẻ sẽ tự tin, sống thu mình, như thế chẳng phải lợi bất cập hại.

Khi xưa thế hệ ông bà chẳng có trường tư cũng không có trường quốc tế nhưng vẫn tạo ra những nhà lãnh đạo giỏi. Nếu con giỏi thì có học trường làng cũng vẫn tỏa sáng thôi, hãy để con được lớn lên tự nhiên, đừng gò bó con theo môi trường nọ kia, bố mẹ cũng khổ mà con cũng khổ”, chị Hằng cho hay.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải Anh - ĐH Sư phạm Hà Nội 2 thì hiện nay nhiều cha mẹ có xu hướng đầu tư cho con vào các trường quốc tế, trường tư với hi vọng con không quá áp lực chuyện học hành, thêm vào đó con được phát triển nhiều kỹ năng trong đó có sử dụng ngoại ngữ.

Quan trọng là khi lựa chọn môi trường học cho con cần căn cứ vào khả năng cũng như nguyện vọng của con. Về tài chính bố mẹ có thể cố gắng chứ nếu đưa con vào môi trường toàn người xuất sắc, khả năng của con có hạn thì bố mẹ cũng cần cân nhắc”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải Anh nói.

Về việc nhiều gia đình giàu có có xu hướng cho con học trường tư, trường quốc tế, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải Anh cho rằng không phải tự nhiên mà trường tư, trường quốc tế với mức học phí đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn.

Những gia đình có điều kiện họ dư sức đánh giá được những dịch vụ mà con họ được trải nghiệm trong môi trường quốc tế.

Tôi không phủ nhận việc môi trường khắc nghiệt cũng tạo ra thiên tài nhưng nếu được học ở một môi trường tốt đương nhiên con có nhiều cơ hội thể hiện cũng như bứt phá, miễn là nó phù hợp với đứa trẻ”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải Anh nói.

Mẹ

Mẹ "đứng hình" trước câu hỏi của con gái về chọn bạn "mây cùng tầng"

"Mẹ ơi, con có nên chọn bạn "mây cùng tầng" không hả mẹ?" - Câu hỏi của con gái lớp 6 khiến người mẹ bối rối.

Hoàng Thanh

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !