Trăm người chen chân đi lễ cầu an phủ Tây Hồ: Có thực sự được an?

“Nghĩ đến an toàn sức khỏe của người khác cũng là một việc thiện lành, tâm linh chúng ta nên làm mà không nhất thiết phải đi lễ đông người ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo”.

Đây là lời nhắc nhở của PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam khi trả lời phóng viên VietNamNet trước hiện trạng nhiều người dân bất chấp khuyến cáo “không tụ tập đông người” vẫn đi lễ phủ trong những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp.

Mặc khuyến cáo phòng dịch Covid-19, người dân vẫn nhộn nhịp đi lễ tại phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội).

PV: Những ngày qua, các cơ quan chức năng liên tục phát đi khuyến cáo tránh tụ tập nơi đông người nhằm phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, bất chấp tình hình dịch bệnh lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, tại một số cơ sở tâm linh như phủ Tây Hồ vẫn có rất nhiều người đi lễ... Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu văn hóa, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

PGS. TS Bùi Hoài Sơn: Sự việc người dân đi lễ đông đúc không chỉ ở phủ Tây Hồ mà còn một số di tích khác trong ngày mùng 1 tháng 3 (âm lịch) vừa qua cho chúng ta thấy nhu cầu thực của người dân đối với các hoạt động tâm linh.

Trong bối cảnh khó khăn, khi nhiều người có tâm lý lo lắng, thì việc đến với các cơ sở tín ngưỡng, tâm linh là một hình thức giúp cho người dân giảm bớt những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.

Tuy nhiên, đất nước đang trong giai đoạn không bình thường, chúng ta đang ở trong một cuộc chiến chống dịch bệnh. Vì thế, việc đi lễ ở nơi có hàng trăm, hàng nghìn người chen chúc bên cạnh nhau là một hành động không được khuyến khích trong bối cảnh hiện nay. Việc làm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực dập tắt dịch bệnh để cuộc sống sớm trở lại bình thường. Mỗi người cần nhận thức rằng, bằng hành động cụ thể của chính mình, chúng ta sẽ cùng góp sức với Chính phủ, Nhân dân cả nước trong đối phó với dịch bệnh.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn: Việc cầu an, cầu tài, cầu lộc của mỗi cá nhân luôn phải được đặt trong bối cảnh chung của cả xã hội.

Chính vì vậy, nhiều khi yêu nước có thể thể hiện bởi một hành động rất đơn giản: ở yên tại nhà chính là yêu nước! Khi cơn bão tố của dịch bệnh qua đi, xã hội trở lại cuộc sống bình lặng của mình, chúng ta sẽ được làm những điều mà chúng ta mong muốn thường ngày. Nghĩ đến an toàn sức khỏe của người khác cũng là một việc thiện lành, tâm linh chúng ta nên làm mà không nhất thiết phải đi lễ đông người ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

PV: Như ông vừa nói, trong bối cảnh khó khăn, nhiều người có tâm lý lo lắng nên tìm đến các cơ sở tín ngưỡng, tâm linh như một hình thức giúp cho người dân giảm bớt những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Nhự vậy, ông có cho rằng việc làm này sẽ giúp họ cầu an thực sự?

PGS. TS Bùi Hoài Sơn: Tôi cho rằng, việc cầu an, cầu tài, cầu lộc của mỗi cá nhân luôn phải được đặt trong bối cảnh chung của cả xã hội. Khi sự an lành đến với mọi người, đến với cả nước cũng có nghĩa là sự an lành sẽ đến với mỗi cá nhân cụ thể. Người ta hay nói đến vận mệnh của mỗi người luôn gắn với vận mệnh dân tộc là vì lý do đó.

Cổ nhân cũng có câu “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là nước nhà hưng thịnh hay suy vong, người thường trong xã hội cũng phải chịu trách nhiệm. Như vậy, hành động có ý nghĩa cho quốc thái, dân an hiện nay là tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt – bệnh dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “chống dịch như chống giặc”, vì thế, kinh nghiệm từ những bài học lịch sử hào hùng của dân tộc, để chiến thắng, mỗi người dân Việt Nam cần phải là những chiến sĩ đi đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh ấy. Bản sắc văn hóa yêu nước ấy của dân tộc cần được phát huy trong bối cảnh hiện nay. Thay bằng việc đi lễ, chú ý đến những nhu cầu cá nhân, mỗi người cần hướng đến những giá trị chung của dân tộc như một cách thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với quê hương, đất nước.

PV: Thưa PGS, không chỉ có Hà Nội, tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có trường hợp bệnh nhân dương tính với Covid-19 cũng tham gia nhiều buổi hành lễ, thậm chí đi lễ tới 5 lần mỗi ngày (bệnh nhân 100). Theo ông, cần phải làm gì để hạn chế những hoạt động này?

PGS. TS Bùi Hoài Sơn: Tôi quan niệm rằng, niềm tin tôn giáo của mỗi người dân sẽ luôn được xã hội tôn trọng. Việc đi lễ của người dân, vì thế, cần phải được xem là nhu cầu tâm linh quan trọng không chỉ đối với mỗi người dân, mà với cả xã hội khi nhu cầu ấy cấu tạo nên đời sống tinh thần lành mạnh chung cho toàn bộ xã hội.

Tôi không đổ lỗi cho bệnh nhân thứ 100 về việc đi lễ 5 lần nếu ông ấy chỉ vô ý lan truyền bệnh và không biết rằng mình là đối tượng cần phải cách ly. Câu chuyện ở đây là: hành động cá nhân, trách nhiệm cộng đồng. Người dân có thể tham gia lễ nhưng phải bảo đảm an toàn sức khỏe cho những người khác, trong đó có những người dự lễ cùng mình.

Đó là lý do tại sao nhiều nước châu Âu, Trung Đông,… đã phải đóng cửa các nhà thờ để tránh lây lan dịch bệnh. Đây có thể là bài học đối với chúng ta để những khuyến cáo của Chính phủ được thực hiện nghiêm túc, và trở thành ý thức tự giác của mỗi người dân. Khi mỗi người có ý thức tự giác và thực hiện nghiêm túc, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, dịch bệnh Covid-19 sẽ nhanh chóng được dập tắt, và cuộc sống sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

PV: Ông có lời khuyên gì với các tín đồ Phật giáo, đạo giáo nói riêng và người dân nói chung… trước đại dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp hiện nay?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nếu tôi ở địa vị các tín đồ, tôi sẽ bảo vệ đạo pháp theo cách thực hiện những khuyến cáo của Chính phủ, của cơ quan y tế. Thực hành tôn giáo không nhất thiết phải tụ tập đông người, hay cũng không nhất thiết lúc nào cũng phải đến với các cơ sở thờ tự.

Phật giáo có câu “Phật tại tâm”, mà chúng ta có thể hiểu rằng, điều quan trọng nhất đối với mỗi người là luôn hướng đến Phật, những giá trị tốt đẹp của đạo Phật nói riêng, hay rộng ra là tôn giáo nói chung. Tôi hiểu rằng, tất cả các tôn giáo, dù có những khác biệt về chi tiết, đều chung mục đích là hướng con người đến với những điều thiện. Làm những điều tốt cho người khác chính là thực hành điều thiện ấy!

Và trong bối cảnh hiện nay, làm điều tốt cho người khác chính là chấp hành nghiêm chỉnh những hướng dân của Chính phủ và cơ quan y tế.

Mỗi người sẽ có những cách ứng xử riêng trước đại dịch Covid-19 này phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình. Bản thân tôi thì ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ, ngành y tế, tôi nghĩ rằng có một số nguyên tắc chúng ta có thể theo đuổi như cần giữ gìn sức khỏe, tạo ra tâm trạng tích cực, học tập để không ngừng cập nhật kiến thức, tìm hướng đi tiếp theo sau khi hết bệnh dịch chứ không phải thụ động chờ đợi.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp một số những khó khăn, tuy vậy, ngoài việc chấp nhận và tìm cách vượt qua nó, chúng ta chẳng còn cách nào khác. Bên cạnh đó, chính việc vượt qua những khó khăn, thử thách, chúng ta sẽ có thêm những kinh nghiệm quý giá cho cuộc sống và từ đó trưởng thành hơn. Điều đó đúng với mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Xin cảm ơn ông!

N. Huyền

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !