TP.HCM: Nóng chuyện lãi suất, xả thải y tế

Chiều qua (12/7) trong khuôn khổ kỳ họp thứ 5 HĐND TP.HCM khóa VIII, đã diễn ra phần trả lời chất vấn của Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Y tế. Trong đó phần trả lời của Sở Y tế đã bị nhiều đại biểu “truy” đến cùng.

TP.HCM: Nóng chuyện lãi suất, xả thải y tế

>> TP.HCM trình 8 tờ trình về thu phí

>> Đại biểu HĐND lên án ngân hàng "lợi dụng để trục lợi "

>> TP.HCM thông qua 8 tờ trình về thu phí

Bức bối chuyện vay vốn của doanh nghiệp

Với NHNN, đại biểu Nguyễn Thị Bích Thủy đã bày tỏ băn khoăn khi lãi suất liên tục giảm nhưng doanh nghiệp (DN) vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, bà Thủy yêu cầu đại diện NHNN phải giải thích rõ điều này. Nhiều đại biểu khác cũng bày tỏ lo ngại về việc ổn định lãi suất cho vay dưới 15% trong khi lãi suất huy động đã là 12%.

Trả lời cho những câu hỏi này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM khẳng định, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng ngồi lại với DN để cơ cấu lại nợ, giảm nợ xấu, cũng như đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm đưa nguồn vốn đến DN như: Mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho vay không cần thế chấp tài sản…

TP.HCM: Nóng chuyện lãi suất, xả thải y tế

Ông Nguyễn Minh Hoàng trả lời chất vấn

Cũng theo ông Minh, hiện tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP đã có kế hoạch triển khai giảm lãi suất các khoản vay cũ, và sẽ triển khai ngay trong tuần này, một số còn miễn giảm lãi 100% cho những DN có khó khăn. Thêm vào đó các ngân hàng sẽ mở rộng đối tượng cho vay với các khoản vay bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên ông Minh cũng thừa nhận NHNN chỉ mở rộng đối tượng cho vay, còn điều kiện cho vay vẫn giữ nguyên, thêm vào đó là sự thiếu đồng bộ giữa các ngân hàng khi tổ chức thực hiện. Theo lời ông Minh chỉ NHNN và những NHNN nắm phần lớn cổ phần mới nghiêm túc thực hiện, còn các ngân hàng thương mại thì thực hiện chậm hơn. Ông Minh cũng cho biết, sau ngày 15/7 nếu ngân hàng nào cho vay mới mức lãi suất trên 15% sẽ bị “xử lý ngay”.

Về phía Sở Công Thương, đại biểu Võ Văn Sen đã đặt câu hỏi về mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm. Lấy ví dụ về kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm chỉ tăng 5,5%, như vậy 6 tháng cuối năm phải tăng từ 22,5 đến 24%, đại biểu Sen cho rằng đây là con số quá lớn, ông chất vấn “liệu chúng ta có thể đạt được con số này không, hay phải thay đổi mục tiêu tăng trưởng”.

TP.HCM: Nóng chuyện lãi suất, xả thải y tế

Đại biểu Võ Văn Sen: “Liệu chúng ta có đạt được con số này hay không?”.

Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi này, Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Lai đã đưa ra một số giải pháp của UBND TP nhằm hỗ trợ DN, tăng sức mua, từ đó GDP sẽ tăng theo. Theo ông Lai, đến nay khoảng 24 ngàn tỷ đã được tung ra để hỗ trợ các DN, TP đã lập 5 tổ công tác mới mục đích làm cầu nối giữa DN và các sở, ban ngành. TP cũng đã tổ chức 206 cuộc hội chợ, triển lãm để giới thiệu các sản phẩm của TP, qua đó tăng sức mua của người tiêu dùng.

Y tế lúng túng

Về vấn đề xử lý nước thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP, nhiều đại biểu tỏ thái độ băn khoăn về thời hạn đóng cửa, áp lực bệnh nhân khi những cơ sở này bị ngưng hoạt động, cùng một số số liệu được đưa ra.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu đặt câu hỏi, nếu tháng 9 tới Sở Y tế bắt buộc 285 cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải phải đóng cửa, chắc chắn số bệnh nhân dự định khám, chữa bệnh tại những nơi này sẽ đổ về các bệnh viện công, khi đó vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao?

TP.HCM: Nóng chuyện lãi suất, xả thải y tế

Phó Giám đốc Sở Y tế Huỳnh Văn Biết

Trả lời vấn đề này ông Huỳnh Văn Biết, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, với các cơ sở không đạt các tiêu chuẩn về xử lý nước thải, Sở sẽ chỉ tiến hành ngừng những lĩnh vực gây ô nhiễm, các hoạt động khác vẫn được tiến hành bình thường nên sẽ “không gây ảnh hưởng nhiều đến việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện”.

Chất vấn đại diện Sở Y tế về con số 95% lượng nước thải y tế được xử lý, đại biểu Trần Trọng Dũng nêu nghi vấn, liệu con số 95% có đáng tin cậy, khi có đến 50% bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân chưa có hệ thống xử lý nước thải? Vấn đề này được ông Biết giải thích: “Lượng nước thải của TP khoảng 17.000 m3/ngày, trong đó 16.000 m3 đã được xử lý, chiếm khoảng 95%”. Tuy nhiên đại biểu Dũng không đồng tình khi cho rằng con số mình muốn hỏi là tỉ lệ nước thải đạt tiêu chuẩn, chứ không phải tỉ lệ nước thải qua xử lý.

TP.HCM: Nóng chuyện lãi suất, xả thải y tế

Nhiều đại biểu chưa hài long với phần trả lời chất vấn của ông Biết

Trong khi đó đại biểu Phạm Văn Đông lại chất vấn về cách thức giải quyết của Sở Y tế đối với việc xử lí nước thải của 200 cơ sở nha khoa không có hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Trả lời vấn đề này ông Biết nói: “Nếu các cơ sở thu gom vào hệ thống chứa, thì sẽ có cơ quan chức năng đi thu gom số nước thải này”.

Đánh giá phiên trả lời chất vấn chiều nay, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận định: Phần trả lời của NHNN đã cơ bản giải tỏa được những thắc mắc của các vị đại biểu đã đặt ra, tuy vậy lãnh đạo ngân hàng cần thực hiện đúng và đẩy đủ những biện pháp đã cam kết. Riêng về phần trả lời chất vấn của lãnh đạo Sở Y tế bà Tâm cho rằng phần trả lời này chưa thuyết phục, cách thức giải quyết chưa thỏa mãn được những vấn đề đặt ra. Bà cũng đề nghị Sở Y tế cần nghiên cứu kỹ hơn trước khi nêu ra các giải pháp khắc phục.

Sáng nay (13/7) kỳ họp tiếp tục với phần chất vấn của lãnh đạo UBND TP và Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư.

Nguyễn Cường – Hương Thi

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !