Tổng thư ký NATO giải thích vì sao Bán đảo Crimea sáp nhập Nga
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg |
Tuyên bố trên được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Queen Victoria ở New Zealand. Bài phát biểu của ông Stoltenberg được công bố trên trang web của liên minh NATO.
Ông Stoltenberg lưu ý rằng ngày nay, các quốc gia thành viên NATO, cũng như New Zealand thường phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu hơn là các vấn đề khu vực. Và một trong những thách thức chính đối với họ là sự cạnh tranh của các cường quốc thế giới. Ông nói: “Chúng tôi nhận thấy hậu quả của việc cạnh tranh giữa các cường quốc dẫn đến việc Crimea sáp nhập vào Nga.”
Ảnh RIA Novosti |
Theo ông, "sự cạnh tranh gia tăng giữa các cường quốc đã khiến Nga quyết đoán hơn, gây áp lực lên trật tự thế giới, một ví dụ là Hiệp ước INF đã bị sụp đổ".
Ông Stoltenberg nhấn mạnh Nga đã trở nên quyết đoán hơn trong chính sách của mình và đã sáp nhập Bán đảo Crimea. Theo ông, Moscow cũng tiếp tục xây dựng năng lực quân sự và tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông.
Theo ông Stoltenberg, một vấn đề toàn cầu khác là ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Ngoài ra, Tổng thư ký NATO coi khủng bố và an ninh mạng vẫn là những thách thức toàn cầu.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg |
Trước đó, ông Stoltenberg khẳng định tại một cuộc họp với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky rằng liên minh NATO không có ý định công nhận "Bán đảo Crimea sáp nhập Nga".
"NATO kiên quyết ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Liên minh đã đang và sẽ không công nhận việc Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga", Tổng thư ký NATO nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo |
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, trong một cuộc nói chuyện ở Tổ chức phi chính phủ "Câu lạc bộ kinh tế Washington", đã tuyên bố Bán đảo Crimea "cần quay trở về thành phần Ukraine".
Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã kéo theo một cuộc thảo luận sôi nổi và những phản ứng gay gắt trong chính giới Nga. Hội đồng Liên bang Nga, Duma Quốc gia Nga... đã giải thích lý do tại sao Washington không từ bỏ quan điểm này và phớt lờ mong muốn của cư dân trên bán đảo Crimea.
Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014 |
Bán đảo Crimea trở thành một khu vực của Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, trong đó 96,77% cử tri ở Cộng hòa Crimea và 95,6% cư dân của Sevastopol đã ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức sau cuộc đảo chính ở Ukraine.
Ukraine vẫn coi Bán đảo Crimea là phần lãnh thổ của mình, nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Ban lãnh đạo Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng cư dân Bán đảo Crimea đã tổ chức trưng cầu dân ý một cách dân chủ, tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đã bỏ phiếu thống nhất với Nga. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, vấn đề Bán đảo Crimea đã hoàn toàn khép lại.