Tổng thống Trump nói gì về kế hoạch "sum họp" của Hàn Quốc - Triều Tiên?

Trước đề xuất đám phán song phương giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một tuyên bố khá lấp lửng.

Trước đó, trong bài phát biểu của mình, ông Kim nói rằng Triều Tiên vẫn để ngỏ khả năng đàm phán nhằm xoa dịu căng thẳng hiện tại cũng như tạo điều kiện để vận động viên Triều Tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông ở Pyeongchang (Hàn Quốc) vào tháng sau. Dù vậy, ông cũng nói thêm rằng giờ đây ông đã có “nút bấm khai hỏa vũ khí hạt nhân” trên bàn làm việc.

Lính gác Hàn Quốc và Triều Tiên canh giữ đường biên giới tại Panmunjom (Hàn Quốc).

Ban đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tập trung chỉ trích vào phát ngôn “nút bấm hạt nhân” của ông Kim. Ông viết trên trang Twitter của mình rằng “tôi cũng có một nút bấm hạt nhân, nhưng nó to và lợi hại hơn của ông ta”. Nhưng đến ngày 3/1, trước đề xuất đàm phán giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được đưa ra, ông nói rằng: “Đây có thể là tin tốt, cũng có thể là tin không tốt. Chúng ta sẽ chờ xem”.

Nhà Trắng vẫn khẳng định rằng họ không thay đổi quan điểm của mình về việc gây sức ép buộc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình.

“Chính sách của chúng tôi đối với Triều Tiên vẫn không thay đổi”, thư ký Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết. “Hoa Kỳ vẫn tiếp tục gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên và đảm bảo rằng toàn bán đảo sẽ không có vũ khí hạt nhân”.

Phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Mỹ Nikki Haley dường như bác bỏ khả năng cuộc đàm phán song phương giữa Hàn Quốc và Triều Tiên có thể xảy ra.

“Chúng tôi sẽ không nhìn nhận ý định đàm phán giữa hai bên một cách nghiêm túc chừng nào Triều Tiên chưa loại bỏ vũ khí hạt nhân của mình. Chúng tôi coi họ là một chính quyền nguy hiểm, chúng tôi không cần một giải pháp tình thế. Chúng tôi tin rằng họ phải dừng phát triển vũ khí hạt nhân ngay lập tức”.

Ông Cho Myung-gyon, Bộ trưởng Bộ Thống nhất đã đề xuất rằng chính quyền Hàn Quốc nên tổ chức cuộc gặp mặt với Triều Tiên tại Panmunjom, một ngôi làng nằm sát biên giới hai nước. “Chúng tôi hi vọng hai bên có thể thảo luận một cách thẳng thắn”, ông Cho nói.

Đây có thể sẽ là cuộc đối thoại chính thức đầu tiên giữa hai bên trong hai năm qua. Các quan chức Hàn Quốc hi vọng động thái này sẽ làm xoa dịu nhiều năm căng thẳng giữa hai nước. Dù vậy, nhiều nhà phân tích cũng lo ngại rằng nó sẽ khiến quan hệ giữa Seoul và Washington bị rạn nứt. Hiện tại, ông Cho nói rằng Hàn Quốc đang liên tục thảo luận với Mỹ.

Panmunjom từ lâu là địa điểm liên lạc giữa hai nước, và hai bên thường trao đổi với nhau qua một đường dây nóng tại đây. Tuy nhiên Triều Tiên đã không sử dụng đến đường dây này kể từ khi cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đóng cửa khu công nghiệp tại thành phố Kaesong ở Triều Tiên vào năm 2016. Lần cuối cùng chính phủ hai nước có cuộc đối thoại cấp cao là vào tháng 12/2015.

Đề xuất này cũng được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên có ý định gửi đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội Mùa đông sẽ diễn ra vào tháng 2 tới tại Pyeongchang. Đây được coi là bước đột phá lớn đối với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người có chủ trương đối thoại và hòa hợp với Triều Tiên. Trong nhiều tháng qua, ông Moon đã kêu gọi Triều Tiên tham dự Thế vận hội và hi vọng điều này sẽ tạo cơ hội để hai bên đối thoại nhằm giải giáp vũ khí hạt nhân.

Binh lính Hàn Quốc và Mỹ tập trận gần Pyeongchang (Hàn Quốc). Tổng thống Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc sẵn sàng ngừng tập trận khi Thế vận hội được diễn ra.

Mặc dù Triều Tiên đã bỏ qua phát biểu của ông Moon và gọi Hàn Quốc là chư hầu của Mỹ, song trong bài phát biểu đầu năm mới của mình ông Kim đã tỏ ý hoan nghênh ý định của Tổng thống Hàn Quốc.

“Tôi rất vui mừng trước phản ứng tích cực của Triều Tiên khi chúng tôi từng nhận định rằng Thế vận hội ở Pyeongchang sẽ là bước ngoặt trong quan hệ liên Triều và xây dựng hòa bình”, ông Moon phát biểu.

Hàn Quốc đã đề xuất rằng các vận động viên Triều Tiên được đi qua khu Phi quân sự giữa hai nước, một động thái mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng muốn thảo luận về việc hai đoàn thể thao của hai nước sẽ cùng sải bước với nhau trong lễ khai mạc Thế vận hội.

Nếu Triều Tiên tham dự Thế vận hội và hai nước cùng nhau sánh bước, đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ liên Triều.

Vào năm 2000, sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên có cuộc gặp mặt cấp cao đầu tiên, đoàn vận động viên hai nước đã cùng nhau diễu hành trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè ở Sydney. Hai đoàn cũng sánh bước với nhau tại Thế vận hội ở Athens năm 2004, khi đó họ mang theo lá cờ nền trắng có hình bán đảo Triều Tiên màu xanh nhằm thể hiện mong muốn thống nhất giữa hai nước. Tuy vậy trong cả hai Thế vận hội này, hai nước vẫn thi đấu riêng biệt.

Triều Tiên cũng cũng từng cử đội ngũ cổ động cho các vận động viên của mình trong các kỳ đại hội thể thao lớn diễn ra vào năm 2002, 2003 và 2005. Tuy nhiên sau khi phe bảo thủ ở Hàn Quốc lên nắm quyền vào năm 2008 và một loạt các biện pháp nghiêm khắc đối với Triều Tiên được áp dụng, Bình Nhưỡng cũng không còn thân thiện với Hàn Quốc nữa.

Anh Tuấn (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !