“Tôi xin ra khỏi hộ nghèo”

Phong trào “Người nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo” do Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang phát động tạo sức lan tỏa khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến mỗi vùng quê.

Nhiều hộ xin... không còn nghèo

Nhiều năm trước, gia đình anh Dương Kim Hương, dân tộc Dao, bản Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) luôn là hộ nghèo do anh bị tật nguyền, con nhỏ. Hàng năm, gia đình được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. 

“Tôi xin ra khỏi hộ nghèo” - ảnh 1

Đồng chí Ngô Sách Thực, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh trao Bằng khen cho gia đình chị Triệu Tiến Tài, bản Na Lang, xã Phong Minh thực hiện tốt phong trào "Người nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo".

Trong "Tháng hành động vì người nghèo" năm 2013, gia đình được Ủy ban MTTQ huyện hỗ trợ để nuôi bò sinh sản; Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn ưu đãi và tham dự lớp tập huấn về phát triển kinh tế đồi rừng. Từ nguồn hỗ trợ, gia đình anh tập trung chăn thả dê, bò, lợn, gà, trồng rừng nên cuộc sống từng bước ổn định. 

Năm 2015, gia đình tự nguyện làm đơn thoát nghèo. Anh Hương phấn khởi: “Tôi xin ra khỏi hộ nghèo không phải vì đã giàu mà là ở bản còn có nhiều người khó khăn hơn. Mình cứ mãi trong danh sách hộ nghèo thì xấu hổ lắm. Bây giờ đã có giống, vốn phải tự lực vươn lên thôi”. 

Năm nay, xã Phong Minh có 4 gia đình đồng bào dân tộc thiểu số xin ra khỏi diện hộ nghèo. Những hộ này chưa phải khá giả nhưng tự nguyện nhường lại lợi ích có được từ tiêu chuẩn hộ nghèo cho những gia đình khó khăn hơn để vươn lên bằng chính khả năng của mình. Nhằm động viên người dân, Ủy ban MTTQ tỉnh đã khen thưởng đột xuất cho các hộ xin thoát nghèo của xã.

Năm nay, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức vinh danh 85 tấm gương giàu ý chí, nghị lực thoát nghèo tiêu biểu. Bằng cách động viên kịp thời, 9 tháng năm nay, toàn tỉnh có 757 hộ làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, trong đó, gần 300 hộ là dân tộc thiểu số.

Cách làm hay

Dịp này, huyện Hiệp Hòa có 5 gia đình viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Ví như gia đình ông Đinh Văn Tựu, thôn Quế Sơn, xã Thái Sơn từng khó khăn nhất xã. Bằng tấm lòng “tương thân tương ái”, năm 2013, Ủy ban MTTQ xã vận động bà con quyên góp mua lợn giống hỗ trợ; được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại giống mới, trong đó hướng gia đình cấy lúa nếp cái hoa vàng. Đoàn xã giới thiệu cho các con ông Tựu học nghề thợ mộc, thợ xây. Có việc làm lại chăm chỉ lao động, năm 2015, gia đình xin thoát nghèo.

Cổ vũ, động viên các gia đình khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, trong ngày hội đoàn kết toàn dân tộc năm 2014, Ủy ban MTTQ tỉnh phát động phong trào “Người nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo”. 

Ông Ngô Sách Thực, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: “Để thực hiện hiệu quả phong trào này, các huyện, TP tập trung rà soát nắm bắt tình hình thực trạng hộ nghèo, lập danh sách và xây dựng kế hoạch giúp đỡ đúng đối tượng”. 9 tháng năm nay, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ hàng trăm con trâu, bò, dê, lợn; hơn 1 nghìn cây giống ăn quả; xây dựng 500 ngôi nhà “Đoàn kết toàn dân” tặng hộ nghèo; giới thiệu học nghề, tìm việc làm cho lao động nghèo. 

Ủy ban MTTQ huyện Sơn Động vận động hỗ trợ dê giống cho hộ nghèo xã Vân Sơn; Ủy ban MTTQ huyện Lục Nam vận động hỗ trợ hộ nghèo xã Bắc Lũng, Khám Lạng trồng nhãn... Qua tìm hiểu, nhận thấy hộ nào chăm chỉ làm ăn, có triển vọng phát triển kinh tế từ các mô hình thiết thực, Ủy ban MTTQ xã động viên đăng ký đặt mục tiêu thoát nghèo trong từng năm. 

Với cách làm cụ thể, tạo động lực cho nhiều hộ dân vươn lên làm kinh tế như: Trồng rừng kết hợp chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã An Bá (Sơn Động); xưởng may của Nguyễn Anh Sơn, xã Hoàng Thanh (Hiệp Hòa); tổ hợp sản xuất mì gạo của anh Nguyễn Văn Tùng, xã Nam Dương (Lục Ngạn)…

Mặc dù cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng những hộ xin thoát nghèo muốn tự nỗ lực, không mãi trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc tự nguyện xin ra khỏi diện nghèo trở thành phong trào rộng khắp không chỉ ở các xã, phường mà còn ở các bản làng vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.  Trong đó, một số huyện có số hộ đăng ký thoát nghèo đông như: Lạng Giang (191 hộ); Lục Nam (145 hộ); Sơn Động (136 hộ)… 

Cũng từ đây, việc bình xét hộ nghèo trong các thôn, bản không còn căng thẳng mà thắm tình đoàn kết. Phong trào có sức lan tỏa mạnh, trở thành cách làm hay mà mỗi địa phương cần phát huy, nhân rộng. 

Theo Minh Thu/Báo Bắc Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !