Tôi đã đến Trường Sa!

Vào những ngày cuối tháng 5, tôi nhận được thông báo sẽ đại diện sinh viên TP.Đà Nẵng tham gia “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2014.
Quá đỗi sung sướng và tự hào! Vậy là tôi có cơ hội thực hiện ước mơ được đặt chân lên Trường Sa - chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc...

Hành trình năm nay gồm 198 đại biểu đến từ nhiều địa phương, tổ chức chính trị xã hội, trong đó có 90 đại biểu là những gương mặt trẻ tiêu biểu, cán bộ Đoàn, doanh nhân trẻ, thầy thuốc trẻ, sinh viên, văn nghệ sĩ, y bác sĩ, phóng viên báo chí... Chiều 27.5, cả đoàn họp quán triệt trước hành trình tại Hội trường Nhà khách Hải Quân, số 1A Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Trong đoàn của chúng tôi có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3 và cũng có người là lần đầu tiên đi biển... nhưng tất cả đều háo hức chờ đợi giây phút ra khơi.

Tôi đã đến Trường Sa! - ảnh 1

Không khí trước lúc lên tàu.


Sáng 28.5, đoàn dậy sớm chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đến cảng Cát Lái. Đoàn vừa đặt chân lên cảng đã được các chiến sĩ hải quân đón tiếp chu đáo, đưa giúp hành lý, quân tư trang đến từng phòng trên tàu. Đúng 8 giờ, tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh tổ chức lễ tiễn đoàn công tác với nghi thức rất trang trọng. Các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn, Thành ủy, Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh đã đến tiễn, tặng hoa và chúc đoàn có chuyến hải trình ý nghĩa và bình an. Đúng 8 giờ 5 phút, tàu kéo một hồi còi dài, trang nghiêm tạm biệt đất liền. Để đến được Trường Sa thân yêu, chúng tôi phải lênh đênh trên biển suốt hơn hai ngày. Trong chuyến hải trình dài ngày này, chắc chắn không thể tránh khỏi những cơn say sóng nhưng rất may chúng tôi được thời tiết ủng hộ. Có đi mới biết, biển quê ta đẹp vô cùng. Đứng trên boong tàu phóng tầm mắt nhìn vùng biển, vùng trời của Tổ quốc dưới ánh bình minh yên bình càng thấy thêm yêu quê hương, đất nước...

Tôi đã đến Trường Sa! - ảnh 2

Giao lưu văn nghệ cùng các chiến sĩ.


Trên chuyến hải trình này, đoàn chúng tôi được biên chế thành 5 trung đội, cùng sinh hoạt, thi đua với nhau. Những cuộc thi liên tục được ban tổ chức phát động như thi viết nhật trình, thi ảnh, duyên dáng tàu HQ-571, thi làm báo tường... với nhiều nội dung thú vị. Nhưng ấn tượng nhất với tôi là những đêm giao lưu văn nghệ giữa các trung đội và chiến sĩ ngay trên boong tàu. Các tiểu phẩm, hoạt cảnh dựng vội, các ca khúc về biển đảo, về tình yêu quê hương đất nước... đã mang đến cho các thành viên trên tàu nhiều cảm xúc.

Tôi đã đến Trường Sa! - ảnh 3

Đảo Đá Lớn B nhìn từ tàu.


Tàu của chúng tôi vẫn đang rẽ sóng và lao lên phía trước, bất giác tôi nhớ đến hai câu thơ của Lê Thị Kim “Tấm lòng theo mũi tàu ra/Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”. Vâng, không lâu nữa thôi, chúng tôi sẽ đến vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nơi ấy tự mấy trăm năm trước cha ông đã nhiều lần khẳng định chủ quyền và được chép tỉ mỉ trong sử sách. Từ đầu triều Nguyễn, những đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đã được thành lập; hằng năm, những hải đội này đều ra bảo vệ và khai thác tài nguyên ở đấy. Từ thời xa xưa ấy, ta đã có những cột mốc chủ quyền dựng trên Hoàng Sa, Trường Sa. Theo nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, thực vật trên hai quần đảo này phần lớn có nguồn gốc từ miền Trung Việt Nam...

Đang miên man trong những dòng hồi tưởng về lịch sử thì chương trình phát thanh buổi sáng của tàu vang lên cùng giai điệu: “Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em...”. Tôi đã nghe bài hát này không biết bao lần nhưng lần nào cũng dạt dào cảm xúc. Và cảm xúc lần này vô cùng đặc biệt. Sau hơn hai ngày lênh đênh trên biển, tàu chúng tôi đã đến với đảo Đá Lớn - điểm đến đầu tiên trong hành trình đến huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Không giấu nổi xúc động, nhiều thành viên đã hét lên: “Tôi đã đến Trường Sa!”.

Theo Nguyễn Tiến Danh/Báo Quảng Nam

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !