Tôi cũng “bốc hỏa” vì cách sống của bố chồng

Hai vợ chồng tôi yêu nhau và kết hôn từ năm 2011, sau 5 năm chúng tôi mới sống chung với bố mẹ chồng bởi vì chồng tôi là con một và khi ông bà về già chúng tôi phải chuyển về sống chung để tiện bề phụng dưỡng. Tuy nhiên, mâu thuẫn nảy sinh và xảy ra không phải bởi mẹ chồng mà bố chồng với nàng dâu.

Sau khi đăng tải câu chuyện của độc giả Bùi Hà An (Hưng Yên) với chủ đề: "Những pha đỏ mặt của nàng dâu trẻ vì bố chồng ăn mặc... tự nhiên quá", Infonet tiếp tục nhận được bài viết của độc giả Vũ Anh (Hà Nội) kể về câu chuyện mâu thuẫn giữa bố chồng và nàng dâu.

Nhưng câu chuyện của chị Vũ Anh ở một hoàn cảnh khó nói khác. Infonet xin gửi tới độc giả câu chuyện này để thêm một góc nhìn về những va chạm khó nói trong các gia đình...

******

Giờ đây, tôi ngày đêm khát khao mua một căn hộ khác. Khi đó, hai vợ chồng và các con ở gần ông bà nội thôi để tránh những xung đột như bây giờ. Ảnh minh họa.

Tôi quê ở Hải Dương, chồng tôi là trai Hà Nội. Ai cũng bảo tôi may mắn lấy được trai thủ đô, khỏi lo chuyện mua nhà, sắm xe vì đã có tất cả - một ước mơ của bất cứ thanh niên quê ra phố lập nghiệp hiện nay. Tôi cũng thấy mình may mắn vì anh cũng rất yêu thương tôi. Khi kết hôn, chồng tôi chủ động nói ra ở riêng để cả 2 được thoải mái.

Do đó, thay vì ở với bố mẹ chồng, chúng tôi thuê nhà ở phố Bạch Đằng (Hoàn Kiếm) để đi làm cho tiện. Bố mẹ chồng tôi ở dưới Thanh Xuân, nên cũng không rơi vào cảnh sống chung với bố mẹ chồng khó xử như nhiều người lo ngại. Cuối tuần được nghỉ chúng tôi mới đưa con về chơi với ông bà.

Tuy nhiên, từ khi tôi sinh bé thứ hai, ông bà muốn chúng tôi về ở chung để trông cháu giúp, thay vì phải đi thuê nhà và thuê giúp việc. Chồng tôi lúc này an ủi tôi về ở chung với bố mẹ chồng. Sau hơn 5 năm làm dâu, tôi thấy không có khúc mắc gì nên cũng vui vẻ về nhà sống chung với ông bà.

Vì nhà chồng tôi là nhà 3 tầng cũ, phòng nhỏ nên họ bàn nhau cho thuê nhà này và ra ngoài mua căn chung cư 3 phòng ngủ. Chúng tôi về ở chung với nhau. Mẹ chồng tôi trước làm giáo viên cấp 3 nên bà khá hiền và cũng rất tâm lý. Ngược lại, bố chồng tôi thì gia trưởng và rất thích mọi người làm theo ý mình nên những khúc mắc nảy sinh từ đây.

Cả nhà luôn luôn phải giữ kẽ theo ý của ông. Mẹ chồng tôi lại chiều chồng nên tôi về sống chung thành ra là người... chịu trận. Sau bữa cơm bà ra lấy từng cái tăm, chuẩn bị nước hoa quả hoặc nước trà sẵn để ông ăn xong có thể ra ngay ngồi xem phim và tráng miệng.

Nhìn bà phục vụ ông, tôi thấy chỉ thương cho mẹ chồng mình bởi vẫn giữ nếp "tam tòng, tứ đức" một cách quá "chỉn chu" thay vì cảm phục vì sự hy sinh ấy. Vì sao ư? Vì quen được vợ phục vụ, vì có quan điểm đàn ông là bề trên nên hễ thấy chồng tôi đỡ đần tôi cái gì là ông lại lớn tiếng quát “đàn bà mà để đàn ông làm việc này à”?

Trước kia ở riêng, tôi bận chồng tôi còn gom quần áo giặt giũ, hỗ trợ cơm nước, lau nhà... bình thường, nhưng từ ngày về ở chung thì những việc đó chuyển hết sang phía tôi.

Đặc biệt, bố chồng tôi phải ăn kiêng do tiểu đường và huyết áp và điều "hiển nhiên" cả gia đình tôi cũng phải ăn kiêng theo ông. Hôm nào đi làm về tôi cũng chỉ thấy cá kho, tép kho, măng kho, đậu kho khiến các con tôi cũng phải ngao ngán.

Không những vậy, từ khi về hưu ông bị gout nặng nên không ăn thịt và cả nhà tôi cũng dần bị "cấm" thịt trong các bữa ăn. Tôi tự mua thịt về nấu cho các con ăn khi chúng đang tuổi cần dinh dưỡng thì sẽ bị ông mắng “mày biết tao không ăn được nên mua à”. Từ đó, tôi cũng chẳng dám mua thịt ăn nữa mà tranh thủ buổi trưa ở cơ quan đi ăn gì đó, còn tối về có gì ăn thế và chỉ biết thương các cháu nhỏ.

Mẹ chồng tôi ốm, ông cũng gọi điện tôi về nấu cơm trưa vì ông không biết nấu nướng gì cả. Từ nhà tới cơ quan 13 km, tôi hùng hục lao về nấu cơm trưa rồi lại tất tưởi quay ngược lại chỗ làm. Nếu tôi không nấu thì ông sẽ chửi chồng tôi là đồ "không biết dạy vợ".

Chồng tôi thương tôi nhưng cũng không dám cãi lời bố. Anh đang tự nhủ cố gắng không gia trưởng giống bố mình và tôi thấy điều đó cũng đã tốt lắm rồi.

Tuy nhiên, mâu thuẫn thì ngày một nhiều. Không chỉ trong sinh hoạt, ở nhà ông luôn cho mình quyền to nhất. Ti vi ông xem gì cả nhà xem theo đó. Nhiều lần ông tự tiện mở cửa vào phòng tôi không gõ cửa gì cả. Tôi rất khó chịu nhưng ông cho rằng, "nhà tao tao đi phòng nào cũng được". Có lần, tôi đang thay đồ thì ông sùng sục mở cửa bước vào chỉ để bảo tôi “ra chở mẹ mày đi chợ”…

Chính vì thế, mỗi lần thay đồ tôi đều khóa trái cửa lại. Nhưng ông thì vẫn "hồn nhiên" tới mức... khó đỡ. Nhiều lúc ông đi vệ sinh (phòng vệ sinh của khách), ông cũng chẳng đóng cửa hoặc đóng hờ hờ làm có lần tôi đi làm về lại phải tránh mặt đi chỗ khác.

Một lần, tôi dọn nhà cửa thấy cái loa vi tính hỏng lâu ngày, tôi mang ra thùng rác bỏ đi thì bị ông lao ra chỉ tay vào mặt tôi mắng rằng "tôi vô ý thức, đồ còn dùng được đã bỏ đi". Tôi uất nghẹn nhưng nếu chỉ cãi một câu thì cả gia đình sẽ xảy ra đại chiến.

Nhiều lúc bực dọc tôi tỏ ra khó chịu khiến không khí vợ chồng trở lên căng thẳng. Chồng tôi cũng đau đầu vì chuyện nàng dâu bố chồng. Tôi thương mẹ chồng mình và cảm thấy bất bình thay bà và thay cả nhà. Nhưng với mẹ chồng tôi, bà vẫn tâm niệm đó là thói quen của ông, vì phục vụ ông đã là bổn phận.

Giờ đây, tôi ngày đêm khát khao mua một căn hộ khác. Khi đó, hai vợ chồng và các con ở gần ông bà thôi, qua đó sẽ bớt đi được những cảnh "chướng tai gai mắt" của cả ông và tôi dành cho nhau như hiện nay.

Vũ Anh (Hà Nội)
Từ khóa: Bố chống nàng dâu mẫu thuẫn bố chồng nàng dâu bố chồng nàng dâu chuyện gia đình mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !