Tình người trong xóm trọ nghèo nhất Sài Gòn mùa dịch Covid-19

Công ty cho nghỉ dịch từ tháng 2, chị Thanh phải nấu đồ ăn bán tại nhà để kiếm hơn 3 triệu/tháng mua bỉm, sữa cho con. Thương hoàn cảnh của mấy mẹ con, những người trong xóm trọ nghèo ai cũng mua ủng hộ.

Ông Nguyễn Văn Khá, Tổ trưởng tổ dân cư số 58, ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, xóm trọ này được hình thành từ năm 1999, chủ trọ là một người dân trong ấp. Trước đây, xóm có hơn 100 hộ dân sống. Họ đến từ hầu hết các tỉnh miền Tây, một số người là dân thành phố và chủ yếu là hộ nghèo. Công việc của họ chủ yếu là bán vé số, lượm ve chai, phục vụ quán ăn, bán hàng...

Ông Nguyễn Văn Khá, Tổ trưởng tổ dân cư số 58 (ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết: Xóm trọ này được hình thành từ năm 1999, chủ trọ là một người dân trong ấp. Trước đây, xóm có hơn 100 hộ dân sống. Họ đến từ hầu hết các tỉnh miền Tây, một số người là dân thành phố và chủ yếu là hộ nghèo. Công việc của họ chủ yếu là bán vé số, lượm ve chai, phục vụ quán ăn, bán hàng...

Theo ông Khá, trước đây, xóm trọnày phức tạp, người ở trọ không chịu khó làm ăn. Cuối năm 2019, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống làm việc với chủ trọ và người thuê trọ. Hiện nay, xóm trọ này đã được 'thay da đổi thịt'.

Nếu như trước đây, xóm chủ yếu là những căn phòng ọp ẹp, tường và mái bằng tôn, thì giờ đây đã được xây bằng bê tông, cốt thép. Số người ở trọ cũ chỉ còn gần 30 hộ.

Một số gia đình cũng tận dụng bãi đất trống để làm chuồng nuôi gà.Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và việc cách ly toàn xã hội được thực thi, cuộc sống, kinh tế của người dân trong xóm bị ảnh hưởng rất nhiều.

Gia đình bà Nga ở đây được hơn 10 năm. Vợ chồng bà có 5 người con, đều đã có gia đình riêng. Các con sinh lầnlượt cho ông bà 15 đứa cháu.

Ở trong căn phòng trọ, tường và trần bằng tôn, giữa trưa nắng không khí trong nhà và ngoài trời không khác nhau là mấy. Dù thế, bà Nga vẫn vừa trông cháu, vừa nấu ăn, dọn dẹp nhà.

Chị Huỳnh Thị Kim Nhung, 45 tuổi, từng ly hôn chồng. 8 năm trước, chị dọn đến xóm trọ sống như vợ chồng với người đàn ông làm nghề phụ hồ. Công việc của chị là làm công nhân cho cơ sở đậu nành ở Chợ Lớn. Hơn 5 tuần qua, cơ sở đóng cửa, chị phải nghỉ việc. Chồng chị làm phụ hồ cũng phải ở nhà hơn tuần nay vì lệnh cách ly toàn xã hội. Không việc làm, không có thu nhập, cuộc sống của hai vợ chồng khó khăn hơn.

Chị Nhung cho biết, căn phòng chị đang thuê có giá 800 ngàn đồng. Ngày 6/4 là đến hạn đóng tiền nhà nhưng chị chưa có đủ để đóng. 'Hôm qua, ông chủ nhà có đến hỏi, nhưng tôi xin khất mấy ngày nữa. Nói là vậy, nhưng giờ dịch bệnh thế này, không biết kiếm đâu ra tiền', chị Nhung nói. Chị cho biết, mấy hôm trước, có một nhóm người đến xóm trọ xin thông tin từng nhà, hứa sẽ mang dầu ăn, gạo, nước mắm đến cho nhưng chị không có nhà nên không nhận được phiếu.

Chị Trần Thụy Thúy Thanh, 34 tuổi, là mẹ đơn thân nuôi hai con (1 tuổi và 7 tuổi). Trước đây, chị bán hàng ở một cửa hàng bán đồ inox, tháng được hơn 7 triệu đồng. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cửa hàng nơi chị làm đã đóng cửa, cho người làm nghỉ việc, hẹn khi nào hết dịch đến làm lại. 'Không biết khi nào mới hết dịch nữa', chị Thanh thở dài.

Không có thu nhập, nhưng tiền thuê nhà, sữa, bỉm cho con, tiền ăn tiền uống vẫn phải chi, chị Thanh đành phải gửi con nhỏ 1 tuổi cho bố mẹ chăm để nấu đồ ăn bán kiếm thu nhập. Mỗi ngày, chị sẽ làm một món rồi đẩy đi bán hoặc bán cho khách tại khu trọ. Hôm 7/4, chị làm món bánh tráng cuốn tôm, thịt để bán.Chị Thanh cho biết, mỗi ngày, chị kiếm được hơn 100 ngàn đồng tiền bán đồ ăn, đủ để lo ăn uốngcho ba mẹ con.Chị chia sẻ, thương hoàn cảnh của mấy mẹ con, những người trong xóm ai cũng mua ủng hộ.

Cách đó mấy mét bà Huỳnh Thị Ngọc Phượng, 58 tuổi, quê Bến Tre. Bà Phượng sống một mình trong căn phòng rộng 10 m2. 10 giờ trưa, ngoài trời nắng nóng, bên trong căn phòng ọp ẹp cũng oi bức hơn, bà Phượng bị hen suyễn, bệnh tim nên phải nằm nghỉ. Theo lời kể, bà Phượng đang mưu sinh bằng công việc nhặt ve chai.Từ khi việc cách ly toàn xã hội được thực thi, thu nhập từ công việc nhặt ve chai của bà cũng chỉ bữa có bữa không.

Thương hoàn cảnh của bà, mỗi người trong xóm phụ giúp một ít cho bà mua thuốc uống. Có người thì mang đồ ăn sang cho. 'Nhận của họ nhiều, tôi cũng ngại', bà Phượng nói. Cứ khi sức khỏe khá hơn, bà lại đẩy xe đi nhặt ve chai, kiếm thêm thu nhập. 'Ở ngôi chùa gần đâycó phát cơm từ thiện, hôm nào đi nhặt ve chai là tôi ghé lấy ăn. Hôm nào mệt nằm nhà thì thôi', bà Phượng kể.

Sáng ngày 7/4, sức khỏe đỡ hơn, bà Phượng đẩy xe đi nhặt được một ít ve chai. Vì dịch bệnh nên các hàng quán đóng cửa hoặc bán ít, vì thế, bà không nhặt được nhiều. Bà Phượng cho biết, số ve chai này sẽ gom lại mang cất, chờ nhiều hơn sẽ mang đi bán.

Trưa ngày 7/4, một cán bộ phường xuống xóm trọ nhắc người dân hãy tuân thủ việc hạn chế ra đường, tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để hạn chế virus corona lây lan. Khi mọi người trong xóm phản ánh tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng không được chủ trọ giảm tiền phòng, vị cán bộ hứa sẽ vận động chủ trọ chia sẻ khó khăn với bà con. Người này cũng cho biết, thời gian qua, UBND xã cũng đã vận động được 20 chủ phòng trọ giảm tiền cho người thuê trọ.

Tú Anh

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !