Tình hình Ukraine sẽ thay đổi như thế nào sau khi Donbass được công nhận?

Theo các chuyên gia được Izvestia phỏng vấn, việc Nga công nhận sự độc lập của hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng (DPR và LPR) sẽ càng làm phức tạp thêm triển vọng gia nhập NATO của Ukraine.

Từ trước đến nay, chưa có tiền lệ nào trong lịch sử khi một quốc gia có vấn đề biên giới bất ổn được kết nạp vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhưng từ quan điểm quân sự, tình hình đối với Ukraine sẽ thay đổi hoàn toàn.

“Vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết ổn thỏa là điều khiến bất kỳ quốc gia nào cũng không thể gia nhập NATO. Về mọi mặt, Ukraine không có cách nào phù hợp để gia nhập tổ chức này”, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga, nguyên Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Sergei Ordzhonikidze nói với Izvestia.

“Từ quan điểm của luật pháp quốc tế, Kiev đã đặt mình vào vị trí mà giấc mơ gia nhập NATO không thể trở thành hiện thực. Chính họ đã tạo ra tình huống xung đột. Họ không công nhận Crimea, vì đó là nơi tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa còn có Donetsk và Lugansk. Vấn đề ở khắp mọi nơi”, ông Ordzhonikidze nhận định.

Năm 2008, Ukraine và Gruzia đã bị từ chối kế hoạch hành động trở thành thành viên NATO. Vào thời điểm đó, Mỹ kiên quyết đòi nhanh chóng chấp nhận các nước cộng hòa này, nhưng các nước Tây Âu phản đối.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine là các thực thể độc lập. (Ảnh: Kremlin)

Ông Ordzhonikidze cho biết thêm: “NATO không muốn làm hỏng mối quan hệ với Moscow, vì nhận ra rằng Nga sẽ rất không hài lòng với việc kết nạp các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vào liên minh”.

Chủ tịch Trung tâm Truyền thông Chiến lược (Nga) Dmitry Abzalov chắc chắn rằng, việc Ukraine gia nhập NATO chắc chắn sẽ không xảy ra trong năm nay.

“Về tương lai, các nhà chức trách phải hiểu điều gì sẽ xảy ra với Ukraine và biên giới bên trong. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào các thông số mà các nước cộng hòa nhân dân được công nhận. Tuy nhiên, việc không có tư cách thành viên NATO sẽ không ngăn liên minh này phát triển hợp tác quân sự với Ukraine”, ông Abzalov nói trong một cuộc phỏng vấn với Izvestia.

Cũng theo ông Ordzhonikidze, chỉ có một sự cố xảy ra khi các quốc gia có bất đồng về vấn đề lãnh thổ là thành viên của NATO (Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ) có quan điểm trái ngược về Síp. Tuy nhiên, vấn đề này đã nảy sinh khi cả hai bên đều đã là thành viên của NATO.

Ông Ordzhonikidze nhấn mạnh: “Không có trường hợp nào trong lịch sử khi một quốc gia có vấn đề về biên giới chưa được giải quyết mà được kết nạp vào NATO”.

“Ukraine đã không tận dụng các cơ hội mà các Thỏa thuận Minsk mang lại để giải quyết vấn đề với Donbass. Kiev bằng mọi cách có thể tránh được việc thực hiện chúng. Nhưng các thỏa thuận được viết khá rõ ràng. Và chúng đã được ký bởi tổng thống Ukraine và được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua”, ông Ordzhonikidze giải thích.

Trong khi đó, theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin, đối với các khía cạnh quân sự, bây giờ tình hình của các Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ thay đổi hoàn toàn.

“Toàn bộ chiến lược của Ukraine dựa trên việc đảm bảo ưu thế về lực lượng và khả năng kỹ thuật của quân đội so với dân quân của các nước cộng hòa tự xưng với sự giúp đỡ của các đồng minh nước ngoài cuối cùng mới có thể giải quyết được vấn đề. Nhưng đối với quân đội Nga, tất cả những nỗ lực này đều vô ích”, ông Shurygin giải thích.

Chuyên gia này cũng lưu ý, quân đội Ukraine không có cơ hội khi đối đầu với pháo binh của Nga bởi vì họ được trang bị và huấn luyện tốt hơn nhiều so với các đơn vị dân quân của hai nước cộng hòa.

Liên quan đến căng thẳng đang ở mức cao nhất hiện nay giữa Nga với Ukraine và phương Tây, cuối ngày 21/2, Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, có hơn 3.000 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine trong ngày 20/2, trong đó có 2.158 vụ ở Donetsk và 1.073 vụ ở Luhansk.

Theo các giám sát viên, các cuộc đụng độ lớn lan rộng khắp chiến tuyến giữa các lực lượng ly khai với quân chính phủ ở các khu vực phía đông Donetsk và Luhansk.

Thanh Bình (lược dịch)

Top 10 xe tăng hàng đầu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Top 10 xe tăng hàng đầu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Những mẫu xe tăng dưới đây được cho là uy lực nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2, chúng đã có tác động rất lớn đến cán cân quân sự giữa các phe.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Tổng thư ký NATO nói ‘chuẩn bị đón tin xấu’ từ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, quân đội Ukraine đã không giành được bất kỳ sự đột phá nào ở vùng xung đột trong nhiều tháng qua.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Đang cập nhật dữ liệu !