Tìm hiểu "sát thủ diệt hạm" Kh-35 Ural - E có thể hạ cả tàu sân bay
loại vũ khí có “1-0-2” trên thế giới.
Trên bộ, trên biển và trên không.
Sát thủ diệt hạm Kh-35 của quân đội Nga |
Tên lửa hành trình chống hạm có điều khiển Kh-35 Uran-E phóng từ trực thăng là một ‘sát thủ’ diệt hạm thực sự. KH-35 Uran-E có tốc độ cận âm, nó có thể đâm vào thành hoặc phần trên thân tàu bằng đầu đạn 150kg. Tên lửa này có thể phóng đạn tới mục tiêu ngay cả khi biển có sóng cấp 6, nó bay trên lớp sóng động cao khoảng 3 mét. Tên lửa được đặt trên tàu chiến hoặc trực thăng có thể hủy diệt mục tiêu cách xa khoảng 260 km.
Tên lửa KH-35 (NATO định danh là AS-20 Kayak) được quân đội Nga dùng để thay thế cho loại tên lửa Termit đã bị lỗi thời. Bệ phóng KH-35 được đặt trong tổ hợp tên lửa chống tàu Uran, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal hoặc trong trực thăng và máy bay. Các phiên bản phóng từ trên không không sử dụng máy gia tốc, vận tốc ban đầu cho tên lửa được tạo ra cùng với vận tốc của thiết bị bay.
Ở giai đoạn hành trình, KH-35 bay ở độ cao 10-15m so với mặt nước biển. Đến giai đoạn cuối, tên lửa hạ độ cao xuống rất thấp, chỉ cách mục tiêu 3-5m và giữ nguyên tốc độ. Đầu dò radar chủ động của tên lửa tìm kiếm và khóa mục tiêu. Ở độ cao và tốc độ này không một hệ thống phòng không nào của đối phương có thể đánh chặn được KH-35.
Đáng chú ý là KH-35 được nghiên cứu chế tạo trong giai đoạn chuyển biến chính trị thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhà nước Nga không cấp tiền để chế tạo vũ khí, ngành công nghiệp quốc phòng rơi vào suy thoái. Khi đó, đơn đặt hàng từ Ấn Độ đã cứu vãn tình thế. Viện thiết kế Zvezda (hiện nay thuộc Tập đoàn “Tên lửa chiến thuật Nga”) nhờ đơn đặt hàng này đã triển khai sản xuất hàng loạt tên lửa. Năm 2004, Hải quân Nga đưa KH-35 vào sử dụng, nó nằm trong hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal. Vào năm 2005, phiên bản Kh-35 trang bị cho máy bay được thử nghiệm thành công.
Tên lửa Kh-35UE được trưng bày tại triển lãm có động cơ nhỏ hơn và kết cấu tối ưu để tăng nguồn dự trữ nhiên liệu. Kích thước tên lửa không thay đổi đảm bảo khả năng thay thế cho các biến thể khác trong bệ phóng tên lửa.
Tổng giám đốc Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga Boris Obnosov nhấn mạnh: “Khả năng chống nhiễu cao để hoạt động trong điều kiện phức tạp, trang thiết bị điện tử tiên tiến, vật liệu mới – đó chính là KH-35UE”.
Tầm bắn tối đa của KH-35UE lên tới 260km. Hệ dẫn của tên lửa lắp thêm một vệ tinh định vị cho phép đầu tự dẫn của KH-35UE “đưa vào tầm ngắm” các mục tiêu ở khoảng cách 50km, chứ không phải 20km như phiên bản trước.
Phá hủy tận đáy tàu sân bay.
Một đòn tấn công của hai tên lửa chống hạm KH-31AD có khả năng đánh chìm hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu sân bay. Đầu đạn nặng 100kg bay với tốc độ 1km/s hầu như không cho đối phương bất kỳ cơ hội sống sót nào. Đây là loại vũ khí chống hạm được trang bị trên máy bay độc nhất trên thế giới.
Phương tiện mang KH-31AD là các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Hải quân Nga như SU -30MK, SU-35, MIG-29K, MIG-29KUB, MIG-35. Thực tế, hầu hết các loại máy bay có trang bị giá treo bom hoặc hệ thống định vụ mục tiêu tầm hoạt động trên 50km đều có thể chứa loại tên lửa này. Nga dự định trang bị KH-31AD cho trực thăng tấn công KA-52K.
KH-31AD hoạt động trên cơ sở kết hợp với hệ thống theo dõi, định vị mục tiêu và hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay. Phi công điều hành chỉ cần nhấn nút “bắt đầu” kích hoạt cơ chế phóng tên lửa. Việc xử lý thông tin, phát hiện mục tiêu bằng đầu dẫn radar chủ động sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.
Đáng lưu ý là KH-31AD có thể tiêu diệt mục tiêu theo hai cách: đầu đạn tên lửa xuyên sâu vào thân tàu hoặc tên lửa kích nổ bên trên boong tàu. Trong cả hai trường hợp thì tàu đều bị tổn hại nghiêm trọng. Khi tấn công vào boong tàu, trang thiết bị bảo đảm cất và hạ cánh (các máy phóng hơi nước) của tàu đều bị hư hại, biến chúng gần như thành các tàu du lịch thông thường.
Tên lửa Kh-31AD có thể hoạt động cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời thiết và ngay cả khi có đối kháng bằng điện tử và hỏa lực mạnh từ đối phương hoặc khi biển có sóng cấp 5.
Vũ khí siêu thanh được ưu tiên.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển |
Hiện nay, trên thế giới các hệ thống vũ khí chống hạm phát triển mạnh mẽ cùng với việc nâng cao khả năng chiến đấu và cải thiện tính năng của chúng. Các xu hướng phát triển – đó là giảm tầm nhìn của radar đối phương, tăng tầm bắn, chế tạo các đầu đạn tự dẫn nhạy cảm hơn.
Mỹ hiện đang phát triển tên lửa chống hạm tầm xa LRASM, có khả năng tự tìm kiếm, xác định mục tiêu, định tuyến và tấn công ở cự ly xa mà không cần hướng dẫn xác định đường bay và định vị mục tiêu từ bên ngoài.
Nga cũng đang phát triển các tên lửa siêu thanh. Một trong số đó là PJ-10 BrahMos - sản phẩm hợp tác nghiên cứu giữa Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và tập đoàn “NPO Machinestroenhie” (NPOM) Nga. Tên lửa có khả năng bay với vận tốc gấp 2,5–2,8 lần vận tốc âm thanh, được bố trí trên tàu ngầm, tàu nổi, trên mặt đất hoặc trên máy bay. Điều đặc biệt là BrahMos có thể được phóng ngay từ máy bay vận tải Il-76. Dưới các mấu treo trên cánh của II-76 có thể lắp không dưới 6 tên lửa.
BrahMos có tầm bắn gần 300 km, bay ở độ cao từ 15km (khi bay hành trình) xuống 5m (khi tiếp cận mục tiêu). Phần chiến đấu nặng 300kg, lớn hơn nhiều so với đối thủ chính là tên lửa Harpoon của Hải quân Mỹ (phần chiến đấu gần 220 kg).
Phiên bản đầu tiên của BrahMos được trang bị cho Hải quân Ấn Độ. Hiện 2 bên đang nghiên cứu chế tạo thế hệ tiếp theo - BrahMos-II, sẽ là phiên bản siêu thanh, nhưng chỉ mới phóng được từ bệ phóng mặt đất. Theo dự đoán, tên lửa mới sẽ có vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh, giúp nó bất khả xâm phạm trước các phương tiện phòng không của địch.