Thực hư chuyện người Mày ở Quảng Bình bỏ vào rừng để trốn dịch Covid-19

Bà Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) phủ nhận thông tin khoảng 20 người của bộ tộc Mày (thuộc dân tộc Chứt) của xã này bỏ vào rừng vì dịch bệnh Covid-19.

Những ngày qua, một số phương tiện truyền thông đăng tải thông tin phản ánh việc có khoảng 20 người của bộ tộc Mày, sống ở vùng Lòm, xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) bỏ bản vào rừng sâu dựng lán trại để tránh dịch bệnh Covid-19. Theo bà Hồ Thị Thoi, thông tin như vậy là không đúng bản chất sự việc.

Nhà ở truyền thống của bộ tộc người Mày. (Ảnh: Minh Phương)

Bà Hồ Thị Thoi cho biết, hiện nay có 9 hộ dân sống ở vùng Bản Lòm thuộc địa bàn của xã, họ hẹn nhau mang thức ăn, nước uống vào rừng cách nhà vài cây số để làm mùa lúa vào ngày 5/4. Họ đưa theo con đi vì ở nhà không có ai trông coi cho cả.

“Không có chuyện người Mày bỏ vào rừng để trốn dịch Covid-19. Tháng 4 là mùa làm nương rẫy, làm xong họ về chứ không có vấn đề gì hết. Từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa có việc bà con sợ dịch bệnh rồi trốn vào rừng. Họ vào gieo hạt vài ba ngày là về nhà. Đến lúc làm cỏ, họ lại vào ở lại ít ngày để làm cỏ lúa”, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa khẳng định.

Chính quyền xã Trọng Hóa thông tin, đến sáng 8/4, nhiều hộ vào rừng làm nương rẫy xong đã về nhà, nhưng vẫn còn một số hộ chưa xong nên đang ở lại làm. Không có việc người dân xem tivi xong sợ dịch bệnh Covid- 19 kéo về bản gây chết chóc rồi bỏ vào rừng để trốn.

Ông Đinh Văn Lĩnh, Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa là người trực tiếp về làm việc với những hộ dân vừa từ rừng trở về.

Ông Lĩnh cũng khẳng định: “Không có việc người Mày vào rừng để trốn dịch bệnh. Họ vào rừng để làm nương rẫy, mang theo thức ăn rồi dựng lán trại ở trong rừng để nghỉ ngơi sau khi làm. Thời điểm này, con nghỉ học nên họ đưa đi theo, xong việc họ về chứ không phải vào rừng trốn dịch Covid-19. Hiện vẫn còn một số hộ ở lại trong đó để làm nương rẫy và giữ ngô khỏi bị động vật phá. Ngày mai (9/4), UBND huyện sẽ có báo cáo cụ thể về sự việc”.

Thanh Hà

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !