Thư viện của những người nông dân ham đọc sách

Ở quê lúa Thái Bình, có một mô hình thư viện miễn phí đặt ngay tại nhà những người nông dân chân lấm tay bùn.

Ban ngày, ai nấy đều phải vất vả ruộng đồng, buôn bán để tìm kế mưu sinh, nhưng khi có thời gian rảnh, mọi người lại tranh thủ đến thư viện trong làng để đọc sách, báo mới. Từ những thư viện miễn phí của bà con nông dân này, nhiều em học sinh đã vươn lên trở thành học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, nhiều em đã thi đậu vào đại học với số điểm cao. Đó là mô hình “Không gian đọc” của người dân quê lúa Thái Bình.

Thư viện của những người nông dân ham đọc sách - ảnh 1

Các em học sinh đến đọc sách tại “Không gian đọc” ở trong làng

Chàng trai mang thư viện về làng

Đây là hình thức thư viện cộng đồng do anh Phạm Bắc Cường, anh Nguyễn Văn Quân, chị Kiều Bạch Tuyết sáng lập vào tháng 4-2008, tại thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình với tên gọi “Không gian đọc An Phú”. Lúc đầu, thư viện gồm hơn 100 cuốn sách, báo mới và cũ do anh Quân và anh Cường gom lại được. Với tiêu chí chia sẻ và kết nối (chia sẻ tri thức và kết nối tâm hồn) trên tinh thần tình nguyện, thư viện sẽ cung cấp thông tin cho một số đối tượng tại nông thôn như nông dân, thanh niên, các cụ già…đặc biệt là giúp các em học sinh có thêm tài liệu để củng cố và mở rộng kiến thức đã học.

Chia sẻ về ý tưởng lúc đầu thành lập mô hình thư viện này, anh Phạm Bắc Cường cho biết: “Cuối năm 2004, khi tình cờ biết đến dự án Room to read của anh John Wood, giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh của Tập đoàn Microsoft tại châu Á - Thái Bình Dương về cung cấp sách báo miễn phí và các hoạt động cộng đồng cho học sinh các nước nghèo, tập trung ở châu Á trong đó có Việt Nam, thì anh băn khoăn “Sao Tây làm được mà ta không làm được?” nên anh gom sách báo cũ của mình, gửi qua bưu điện vào địa chỉ của dự án Room to read tại Tp Hồ Chí Minh. Nhưng sau bị bưu điện trả lại với lý do không đúng địa chỉ. Từ đó anh hình thành ý định muốn gặp được người tâm đầu ý hợp để mở thư viện miễn phí”.

Sau nhiều thời gian suy nghĩ, anh chọn chính quê mình (thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) để làm thí điểm, vì nghĩ rằng, làng An Phú kinh tế khá phát triển, có sự giao lưu với nhiều nơi, có truyền thống ham học, tới nay số lượng học sinh đông, tỷ lệ đỗ đạt cao so với những địa phương khác. Anh thấy nếu như có một thư viện miễn phí nữa thì sẽ bồi đắp cho truyền thống học vấn phát triển.

Nghĩ rồi làm, để khuyến khích bà con trong làng đọc sách, dù đang làm việc tại Trung Quốc nhưng anh Cường đã gửi tiền, nhờ người đặt mua báo gửi về phát miễn phí cho một số bà con đọc. Lúc đó, vợ chồng anh Quân, chị Tuyết mới cưới nhau, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nhưng rất nhiệt tình chung tay xây dựng thư viện An Phú. Anh Quân đã dành phòng khám bệnh của mình để làm thư viện cho bà con đến đọc sách. Bên ngoài sân nhà, anh trồng cây, tạo không gian thoáng đãng, yên tĩnh để mọi người đọc sách, báo. Từ những ngày đầu khó khăn, với số sách báo ít ỏi, đến nay, thư viện An Phú đã có hơn 2000 cuốn sách, báo. Mỗi tuần, có hàng trăm lượt bạn đọc đến để mượn, trao đổi sách, báo, đĩa nghe đọc sách. Anh Quân còn tích cực liên hệ với thư viện tỉnh Thái Bình và thư viện huyện Quỳnh Phụ để thường xuyên luân chuyển sách báo mới về phục vụ độc giả.

Để khuyến khích hoạt động văn hóa, hoạt động đọc sách, “Không gian đọc” còn tổ chức nhiều chương trình khuyến đọc như: Tổ chức các cuộc thi viết về sách thường kỳ, tổ chức tham quan tìm hiểu di tích, nghệ thuật quê hương, bình chọn bạn đọc xuất sắc hàng năm, bạn đọc đỗ đại học…để tặng sách; tặng sách cho những người tâm huyết, các thầy cô giáo; mời người nổi tiếng ở Hà Nội, địa phương khác và địa phương mình giao lưu theo chuyên đề định kỳ; mở lễ hội – hội chợ sách định kỳ; lập câu lạc bộ yêu sách và hoạt động thiện nguyện, cộng đồng… giao lưu Văn hóa đọc nông thôn.

Thư viện của những người nông dân ham đọc sách - ảnh 2

Bà Vũ Thị Nga bên tủ sách của Không gian đọc Bương Hạ

Ước muốn nhân rộng “Không gian đọc”

Một lần đưa cô cháu gái đến thăm ‘Không gian đọc” An Phú, cảm phục tinh thần hăng say của những thanh niên trẻ tuổi, bà Vũ Thị Nga lúc đó đã gần 70 tuổi nhưng cũng về gom sách báo, bỏ tiền đóng giá sách, mở “Không gian đọc” Bương Hạ, ở thôn Bương Hạ Tây, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ.

Được sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc nhà xuất bản Thái Hà Books, anh Cường, anh Quân, cùng nhiều người khác, đến nay, ở thư viện nhà bà Nga đã có hơn 400 đầu sách, báo các loại. Bà Nga cho biết: “Ở điểm Không gian đọc Bương Hạ, tính đến nay đã có hơn 100 người làm thẻ để mượn sách miễn phí, chủ yếu là các cháu học sinh và các cụ già trong làng, xã. Nhiều người từ xã khác biết tiếng, cũng hàng tuần đạp xe qua mượn sách”.

Từ những điểm thư viện này, nhiều em học sinh siêng năng đến đọc sách đã vươn lên học giỏi như em Phạm Thúy Quỳnh, học sinh giỏi Văn – tiếng Anh, Em Nguyễn Thị Duyên, học sinh giỏi môn  Toán, bạn Nguyễn Thị Vân thi đậu Đại học Luật Hà Nội, em Nguyễn Đức Minh đậu Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, em Vũ Thu Hà đậu Học viện Tài chính…

Em Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ: “Em đến đọc sách ở Không gian đọc từ hồi lớp 9. Em thường mượn những tác phẩm hay của các tác giả nổi tiếng về đọc. Ngoài ra, em cũng mượn một số sách để học tiếng Anh. Không gian đọc đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thi đậu Đại học”.

Kể về hành trình mở rộng nguồn sách cho Không gian đọc, anh Phạm Bắc Cường chia sẻ: “Khi mang hồ sơ thư viện đi kêu gọi hỗ trợ sách báo từ người quen, công ty sách báo, nhà xuất bản…tôi hầu như không được ai quan tâm, ủng hộ. Lúc đó cũng buồn, chán nhưng sau này thì biết rằng rõ ràng mình chưa làm được gì cả, nên họ không quan tâm, không ủng hộ cũng là điều đương nhiên. Tuy nhiên hiện nay tôi đã có được sự đồng tình rộng hơn”.

Đến nay, cả trong và ngoài huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình đã thành lập được 8 điểm “Không gian đọc” phục vụ bà con nông thôn. Một số điểm nữa cũng sắp được ra mắt. Anh Cường dự tính nhân rộng mô hình này ở TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên và Hải Dương.

Tháng 8-2013, mô hình “Không gian đọc” đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, có nhiều đóng góp trong việc phục vụ văn hóa đọc tại cộng đồng.

Nói về những dự định sắp tới của mình, anh Cường cho biết: “Không gian đọc vẫn tích cực gửi tặng sách, báo đến những người tâm huyết, những nơi thiện tâm. Đây là dịp để chúng tôi được trao nhận niềm vui, niềm yêu thích của mình với họ chứ không phải khiến họ phải mang ơn, hàm ơn. Họ là những mảnh đất màu mỡ, thuận tiện để “Không gian đọc” có cơ hội được ươm mầm tri thức và tâm hồn. Đây là điều cốt tủy của “Không gian đọc”. Rõ ràng, “Không gian đọc” không phải là nhóm lớn, kinh phí, nhân sự còn eo hẹp nhưng đây là nét khác biệt của chúng tôi”.

VŨ VIẾT TUÂN

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !