Việt Nam 2013: Từ Shangri-la đến New York

Khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bước lên bục phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La 12, sau lưng ông là “Biển Đông nổi sóng”, là những ngư dân Việt Nam ra khơi trở về với chiếc tàu bị bắn cháy

Và ở phía dưới bục diễn giả, những nhà lãnh đạo của châu Á – Thái Bình Dương chăm chú nhìn ông bởi họ biết, đây sẽ là thời khắc Việt Nam lên tiếng.

Từ Shangri-la nói về Biển Đông...

“Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Việt Nam 2013: Từ Shangri-la đến New York - ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại diễn đàn Đối thoại an ninh Shangri - La 12.

Và để nói một cách rõ ràng hơn về quan điểm của Việt Nam, Thủ tướng đã nhấn mạnh: “Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa... cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”.

Có lẽ không còn thông điệp nào rõ ràng, rành mạch và “đánh thẳng vào vấn đề” hơn những lời trong bài phát biểu của Thủ tướng. Tất cả đã được nêu bật một cách “vừa đủ”. Đủ để những nhà lãnh đạo quốc gia đang ngồi phía dưới hiểu rằng Việt Nam phản đối mọi sự áp đặt bằng cường quyền, quyết tâm chống lại mọi sự đe dọa bằng chiến tranh vì hơn ai hết, người Việt Nam thấu hiểu cái giá của chiến tranh. Đủ để những kẻ đang nhăm nhe “cưỡng bức Biển Đông” hiểu rằng Việt Nam đã và đang làm tất cả để bảo vệ hòa bình nhưng không thể để mất sự tôn trọng cần thiết. Đủ để tất cả những ai nghe được bài phát biểu này hiểu rằng, Thủ tướng Việt Nam đang muốn  nói đến điều gì... Và trên tất cả, Thủ tướng đã thuyết phục được toàn thể châu Á – Thái Bình Dương cùng nhất trí rằng “chúng ta cần phải đoàn kết” để xây dựng một “niềm tin chiến lược”.

Cũng cần phải nói lại cho rõ, không phải ngẫu nhiên mà Singapore – nước chủ nhà của Đối thoại Shangri-La 12 – quyết định chọn Thủ tướng Việt Nam là người phát biểu khai mạc sự kiện rất quan trọng này. Kể từ năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ năm được mời phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La.

Ông David Camroux - chuyên gia nổi tiếng về Đông Nam Á, hiện là giảng viên trường Chính trị Paris, từng là Giám đốc Trung tâm Âu - Á, Phó Tổng biên tập tờ Current Southeast, Asia Affairs... cho rằng: “Đây là một chi tiết quan trọng mang tính biểu tượng bởi chúng ta đều biết Indonesia là nước lớn nhất trong khối ASEAN nên việc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là diễn giả chính ở Shangri-La cho thấy Việt Nam, giống như Indonesia, được coi là một nước quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Thực tế cũng đúng như thế, vì rõ ràng là Việt Nam có một vị trí trung tâm trong các vấn đề địa chính trị của khu vực”.

Trong năm 2012, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono được mời với hàm ý coi nước này là  “anh cả” của ASEAN còn trong năm 2013, Thủ tướng Việt Nam được mời vì như chính Tiến sỹ John Chipman, Tổng Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La nói: “Sự tham gia của Thủ tướng Việt Nam và các quan điểm của Việt Nam về những vấn đề quốc phòng hiện tại cũng như các cơ hội giải quyết xung đột sẽ tăng thêm sức nặng đáng kể cho các cuộc thảo luận quan trọng về an ninh khu vực sẽ diễn ra tại Đối thoại Shangri-La”.

Và chính những phản ứng vô cùng phấn khích của các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La 2013 và của giới truyền thông quốc tế ngay sau khi bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc đã cho thấy, Việt Nam một lần nữa tỏa sáng rực rỡ trên chính trường quốc tế.

Ông Andrew Billo, Trợ lý Giám đốc Chương trình Chính sách của tổ chức Asia Society cho rằng: “Bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam được đánh giá cao. Một mặt, Thủ tướng Việt Nam đã tập trung nhiều vào vấn đề củng cố lòng tin, việc xây dựng lòng tin và mối quan hệ hợp tác... Việt Nam đã giải quyết phần lớn các vấn đề một cách hiệu quả. Việt Nam đã thành công trong việc duy trì đường lối đối ngoại vững chắc nhưng không đến mức cứng rắn... Trong bối cảnh đó, Việt Nam được nhìn nhận là một đối tác ngày càng có trách nhiệm, tạo nền tảng cho một sự hợp tác quốc tế rộng mở hơn”.

Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiết lộ một chi tiết rằng, ngay tại tiệc chiêu đãi, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã phải thừa nhận: “Bởi quan điểm của Việt Nam tại Hội nghị này không chỉ mang tính chất xây dựng, kêu gọi các nước cùng nhau đoàn kết, xây dựng củng cố niềm tin mà còn mang đến một cách tiếp cận mới, mang tính đột phá. Chính vì sự rõ ràng thẳng thắn của ngài mà như ngài và các ngài đây đã rõ, trong phát biểu của mình, chúng tôi cũng thẳng thắn, sòng phẳng theo!”.

Sức ảnh hưởng của khái niệm “xây dựng lòng tin chiến lược” mà Thủ tướng Việt Nam đã đưa ra lớn đến mức mà ngay sau đó, ở cuối bài phát biểu của mình sau khi ngỏ lời mời Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tới tham dự cuộc gặp do Mỹ lần đầu tiên tổ chức tại Hawaii vào năm 2014, Bộ trưởng Chuck Hagel đã nhắc lại lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về xây dựng lòng tin chiến lược “Các mối quan hệ, lòng tin và sự tin cậy là những nhân tố quan trọng nhất trong khu vực”.

Với giới truyền thông quốc tế, có lẽ bài phát biểu của Thủ tướng và những quan điểm của Việt Nam đã “chạm tới điểm kích nổ” của họ trước những vấn đề nóng bỏng của khu vực. “Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua – mà tất cả cùng thua”, Straits Times – tờ báo lớn nhất của Singapore trích lời Thủ tướng.

Tờ AsiaOne sau đó đã lấy lại ảnh của Straits Times đồng thời dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, để tăng cường lòng tin trong khu vực, các nước dù là lớn hay nhỏ phải tuân thủ luật pháp quốc tế và nhận thức được trách nhiệm của mình.

Trong khi đó, Reuters là một trong những hãng tin trích nguyên văn nhiều câu của Thủ tướng như: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền... Vì vậy cần có một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên “buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn”.

Bài của Reuters sau đó cũng được tờ Star Online của Philippines và website của kênh truyền hình NBC của Mỹ đăng lại.

Ở New York nói về hòa bình...

Sau khi “gây chấn động thế giới” tại Shangri-La, một lần nữa cái tên Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tiếp tục “gây bão” trong giới truyền thông quốc tế bằng bài phát biểu “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo” ngay tại phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 tại New York.

“Nhân loại khát khao hòa bình, nhưng vì sao vẫn còn xung đột, chiến tranh. Kinh tế phát triển, nhưng vì sao hàng tỷ người vẫn còn nghèo khổ. Khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, nhưng vì sao vẫn chưa có phương cách ứng phó thật hữu hiệu với thiên tai, dịch bệnh... Trong lịch sử loài người, chiến tranh đã hủy diệt nhiều nền văn minh. Ngay trong 100 năm qua, 2 cuộc thế chiến và nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, trong đó có chiến tranh ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của cả trăm triệu người và để lại hậu quả rất nặng nề, kéo dài nhiều thế hệ...”, Thủ tướng mở đầu bài phát biểu của mình.

Việt Nam 2013: Từ Shangri-la đến New York - ảnh 2

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây chấn động Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 68.

Và để kết thúc bài diễn văn của mình, Thủ tướng đã khẳng định: “Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Theo tờ Korea Heral, “Lần đầu tiên, tại một diễn đàn toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang bị đe dọa bởi nội chiến và nguy cơ chiến tranh hóa học, người đứng đầu một đất nước từng chìm trong chiến tranh và đói nghèo, đồng thời từng là một người lính cầm súng bảo vệ đất nước đã cất tiếng nói từ đáy lòng dân tộc mình” và cũng chính tờ báo tên tuổi nhất của Hàn Quốc với hơn 60 năm tuổi đời này khẳng định “trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không có vị nguyên thủ nào của châu Á khiến cho Hoa Kỳ hay cộng đồng quốc tế “mở lòng” đến vậy. Tài năng của ông trên chính trường quốc tế đã đem về cho Việt Nam những giá trị khác biệt về hình ảnh một đất nước đổi mới, giá trị đó vô hình nhưng lại lớn hơn nhiều tổng số đô la từ các dự án FDI mang lại... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người lính ngự lâm quả cảm, đang khiến cả thế giới xích lại gần nhau với “niềm tin chiến lược” và tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người”.

Phó trưởng Đại diện phái đoàn Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc Kazuyoshi Umemoto khẳng định, ông thực sự ấn tượng với bài phát biểu của Thủ tướng, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về hòa bình thế giới. Còn ông Ricardo de Guimaraes Pinto, Đại diện Văn phòng Liên lạc UNESCO tại New York, nhận định: “Đó là bài phát biểu rất ấn tượng và thực sự gây xúc động”. Ông Anatoly Voronin - Nhà phân tích chính trị, nghiên cứu Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho biết: “Thủ tướng Việt Nam đã làm được một việc là thu hút sự chú ý của những người đứng đầu các quốc gia, Chính phủ trên toàn thế giới tới những vấn đề cấp bách nhất, quan trọng nhất, cơ bản nhất của thời đại, đó là vấn đề chiến tranh và hòa bình, khắc phục nạn đói nghèo. Theo tôi, bài phát biểu của Ngài Nguyễn Tấn Dũng mang tính thuyết phục cao...”.

Báo Tiếng nói nước Nga đánh giá cao lòng nhân ái trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Website của tờ Gulf Times trân trọng đăng tải toàn văn bài phát biểu bằng tiếng Anh của Thủ tướng. Trang web Trung tâm Tin tức của Liên Hợp Quốc  đăng bài viết với tiêu đề: “Tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam kêu gọi tiến hành kế hoạch phát triển dài hạn đầy tham vọng với sự hợp tác của thế giới”.

“Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua... Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.

(Trích bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

“...Sinh mạng con người dù màu da nào cũng quý như nhau. Mạng sống của một người bị cướp đi thì đối với một gia đình dù ở ngay khu Manhattan này hay ở nơi hẻo lánh nào đó trên trái đất cũng đều là mất mát thương đau. Bất kỳ hành động hiếu chiến nào đều phải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nào đều phải được trân trọng, ủng hộ. Còn một biểu hiện dù mong manh của sự sống, người thầy thuốc cũng phải tận tâm cứu người. Còn một tín hiệu dù nhỏ nhoi của hòa bình chúng ta cũng phải tận sức để tránh chiến tranh...”

(Trích bài phát biểu của Thủ tướng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc)

Lam Giang

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !