Nếu máy bay gặp nạn trên biển, điều gì sẽ xảy ra?

Ngay khi có thông tin về máy bay Hãng hàng không Malaysia mất tích trên biển, Blogger Nguyễn Ngọc Long đã nhanh chóng gọi điện thoại cho tiếp viên hàng không để giải đáp cho độc giả.

MỚI: 

TƯỜNG THUẬT TRỰC TUYẾN VIỆT NAM TÌM KIẾM MÁY BAY MALAYSIA BỊ MẤT TÍCH


Dưới đây là những chia sẻ của một tiếp viên hàng không (đề nghị giấu tên) trước câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với chiếc máy bay và hành khách nếu gặp nạn trên biển?

Nội dung này trao đổi qua điện thoại nên có thể có những chỗ ghi ghép chưa thật chính xác, Ban Biên tập Infonet kính mời quý độc giả phát hiện sai sót hoặc bổ sung cho bài viết.

Chúng tôi sẽ liên hệ với đội cứu hộ của Hải quân Việt Nam để hỏi về "Quy trình cứu hộ trên biển, cách thức tìm kiếm và đánh giá khả năng tìm thấy máy bay bị mất tích này là cao hay thấp và tiếp tục thông tin tới các bạn.

Theo thông báo mới nhất về diễn biến của vụ tai nạn, thì hải quân Việt Nam đã phát hiện vết dầu loang dài tới 20km trong khu vực nghi là máy bay bị nạn. Hy vọng và nguyện cầu thật nhiều người sống sót...

"Em chỉ bổ sung là tốc độ để thoát hiểm cho toàn cabin là 90 giây, bao gồm cả tổ lái và tổ tiếp viên. 1 raft (phao như anh có nói) trung bình chứa được 70~81 ng tối đa. 2 cửa thoát hiểm ở cánh chỉ có thể để nhảy ra khỏi máy bay mà ko có raft như 8 cửa còn lại nên buộc phải chạy ra máy bay, nhảy xuống và bơi tới raft gần nhất. Và trong tất cả trường hợp đáp khẩn cấp, đáp trên biển có tỉ lệ tử vong cao nhất

(Một nữ tiếp viên hàng không bổ sung thêm)

Khi xảy ra sự cố, thì mọi thứ trên máy bay sẽ diễn ra thế nào?

Nếu phát hiện thấy sự cố, cơ trưởng sẽ là người ra quyết định hạ cánh khẩn cấp. Xuống một chỗ nào đó trên đất liền hoặc là trên biển. Thường thì phụ thuộc vào vị trí máy bay khi đó gần chỗ nào hơn. Nhưng phải hiểu rằng thời gian là rất gấp vì chúng ta gần như phải cho máy bay lao thẳng xuống. Khi đã có quyết định, nếu còn đủ thời gian, cơ trưởng sẽ họp với tiếp viên trưởng, hoặc họp luôn với toàn bộ phi hành đoàn. Đa phần là họp qua điện thoại (bộ đàm) vì rất gấp.

Sau đó tiếp viên trưởng (và phi hành đoàn) đọc bảng hướng dẫn hạ cánh khẩn cấp riêng của loại máy bay này cho hành khách nghe. Nhưng có trường hợp việc hạ cánh nhanh tới độ không thể yêu cầu và hướng dẫn mọi người thực hiện đầy đủ mọi thao tác mà chỉ kịp thắt chặt dây an toàn thôi.

Đầy đủ thì gồm những thao tác gì?

Thí dụ hướng dẫn tư thế ngồi. Dặn khách không được mang theo hành lý, không được mang theo giày cao gót, hoặc nữ trang sắc nhọn vì có thể gây xì phao cứu sinh, thang hơi tuột xuống biển (nếu hạ cánh khẩn cấp trên biển). Dặn họ bình tĩnh ngồi nghe hướng dẫn và di chuyển đúng điều lệnh. Nhưng lúc này chắc mọi người sẽ rất hoảng loạn và họ không nghe thì mình cũng phải chịu thôi.

Trên máy bay cũng có phao cứu sinh sao?

Thì tùy theo loại máy bay. Như trường hợp máy bay lần này (bị mất tích) là 777 thì có thể nó sẽ có 4 thang hơi tuột thoát hiểm và một cái "pháo cứu sinh" ở trên máy bay (tạm hiểu là phao cứu sinh, nhưng không trùng với định nghĩa chung của phao, xuồng thông thường). Nếu khi hạ cánh xuống biển mà may mắn máy bay không nổ, không gãy thì tiếp viên sẽ mở bung các cửa thoát hiểm. Cửa mở ra thì tự động xuất hiện cầu phao tuột xuống. Tiếp viên hướng dẫn khách thoát ra ngoài. Vận tốc mong muốn là 90 khách mỗi phút. Khi khách thoát ra xong thì cầu phao để tuột xuống tự biến thành xuồng hơi cứu hộ luôn. 

Theo đúng lý thuyết thì tiếp viên sẽ phải là người đứng ở cửa để hướng dẫn khách thoát ra ngoài. Cho nên nếu ai mang hành lý theo, hay đi giày cao gót, hay vi phạm vào các quy tắc an toàn khác thì tiếp viên sẽ nhắc nhở. Tiếp viên là người thoát ra cuối cùng.

Có những máy bay có cửa cánh, thì trong trường hợp này, tiếp viên hướng dẫn khách chạy dọc theo cánh để tiếp cận nơi có cầu phao tuột xuống. Có thể có cầu phao ở đầu hoặc ở cuối. Trong trường hợp này nên nhảy ở cầu phao phía đầu, tránh nhảy phía cuối bị hút vào động cơ ở đằng sau.

Trên xuồng, phao cứu hộ này có những vật dụng gì?

Có rất nhiều. Thí dụ như các loại công cụ sơ cứu khẩn cấp, có bộ công cụ cứu sinh như thuốc nhuộm nước biển, pháo sáng, gương phản chiếu ánh mặt trời, có dao, có máy phát sóng, nước uống v.v... Nhưng nói chung cũng khó sống lắm. Người ta trang bị kiểu như là để cho mình đỡ tuyệt vọng thôi.

Hạ cánh khẩn cấp xuống biển sẽ an toàn hơn hạ cánh xuống mặt đất?

Hạ cánh xuống biển là nguy hiểm nhất vì thường máy bay sẽ bị gãy làm đôi. Tỷ lệ cháy nổ rất lớn. Thường rơi xuống biển là... chết! Sức nước chống lại cái máy bay mạnh hơn nhiều hạ xuống đất. Cứ 10 vụ thì 8, 9 vụ gãy đôi máy bay, chưa kịp để mở cửa thoát hiểm, nó vỡ luôn nó chìm luôn hoặc nổ luôn.

Nếu hạ cánh khẩn cấp xuống mặt đất mà máy bay không nổ thì sau 1-2 ngày có thể mò lên máy bay tìm kiếm những thứ giúp mình sống sót như thức ăn, nước uống này kia, chứ hạ cánh xuống biển thì - nếu may mắn - sau vài phút là máy bay chìm nghỉm. Cho nên tiếp viên phải nhanh chóng dùng dao cắt dây nối thuyền phao và máy bay ngay nếu không máy bay chìm là kéo tất cả cùng chìm xuống biển.

Blogger Nguyễn Ngọc Long

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !