Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng, chuyên gia nói gì?

Ám ảnh với dịch sởi từ năm 2014, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng 'cạn' vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng không giải quyết sớm sẽ bùng phát dịch.

Sở Y tế TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. 6 loại vắc xin gồm: sởi, DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván), viêm não Nhật Bản, lao (BCG), sởi-rubella (MR) và DPT- VGB-Hib (SII vắc xin phối hợp 5 trong 1). Trong đó, vắc xin phòng sởi đơn và DPT, chương trình tiêm chủng quốc gia đã ngừng cấp từ tháng 5/2022.

Theo Sở Y tế TP.HCM đến đầu tháng 10, vắc xin phòng lao (BCG) còn 26.770 liều. Trung bình mỗi tháng, thành phố sử dụng 9.440 liều. Đến cuối tháng 10, dự kiến còn tồn 17.330 liều, đủ dùng trong 1,8 tháng.

Như vậy, dự báo giữa tháng 12/2022 sẽ thiếu vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (Jevax) còn tồn 4.290 liều. Trung bình mỗi tháng sử dụng 6.340 liều, TP.HCM thiếu vắc xin này từ giữa tháng 10.

Đối với vắc xin phòng sởi - rubella (MR) còn 600 liều. Trung bình mỗi tháng, TP cần 5.690 liều. Hiện tại, vắc xin này thiếu từ đầu tháng 10. Vắc xin uống phòng bại liệt TP.HCM cũng thiếu từ giữa tháng 10. Theo Sở Y tế, đến hiện tại, TP.HCM không nhận được bổ sung vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Về vấn đề này, PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết nếu trong 3 tháng tới vấn đề này không được giải quyết sẽ nguy hiểm, có thể gây ra các dịch ho gà, bạch hầu ở trẻ nhỏ. 

Ảnh minh họa.

Theo PGS Dũng việc "cạn" vắc xin trong thời gian ngắn thì rủi ro ít hơn vì số người ảnh hưởng không quá cao. Ví dụ thiếu loại vắc xin cho trẻ 3 tháng thì số trẻ thiếu miễn dịch chưa đủ lớn làm bùng dịch nhưng để càng lâu thì nguy cơ càng lớn. Hiện nay, nhiều dịch bệnh đang lưu hành nên vắc xin được xem là chìa khóa phòng bệnh.

Khi thiếu vắc xin PGS Dũng chỉ ra hai nguy cơ:

Thứ nhất, tăng nguy cơ mắc bệnh ở cá thể. Trẻ thiếu kháng thể có thể nhiễm bệnh đó ví dụ như sởi, ho gà…

Thứ hai, theo PGS Dũng thiếu vắc xin sẽ gây mất lòng tin ở người dân. Nhiều người cho con đi tiêm đúng lịch nhưng khi đến tiêm không còn vắc xin họ sẽ không còn tin tưởng vào chương trình tiêm chủng mở rộng nữa. 

Trong lịch sử, dịch xảy ra vì không tiêm vắc xin đó là dịch sởi từ năm 2014 ở miền Bắc do người dân sợ không cho con đi tiêm, từ đợt dịch này PGS Dũng cho rằng khó xảy ra dịch sởi như năm 2014 nhưng vẫn có thể có ca nhỏ lẻ.

Theo ông để giải quyết vấn đề này, TP.HCM và Bộ Y tế cần giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu vắc xin trong 3 tháng ít ảnh hưởng nhất tới miễn dịch cộng đồng.

BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho rằng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là điều “không thể chấp nhận”. BS Khanh lo ngại sau 2 năm Covid-19 tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin không đạt do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội và mới đây là gián đoạn nguồn cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên nguy cơ dịch tái bùng phát là lớn hơn rất nhiều so với những đợt dịch trước.

Bởi vì, có nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn không có tiền cho con em họ tiêm dịch vụ. Trong khi đó, các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ phòng bệnh được bằng vắc xin. Đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng hay giữ con ở nhà đều không phòng được các bệnh này.

Ông Khanh cho rằng ngành y tế cần nhanh chóng tìm nguồn vắc xin phòng để tiêm cho trẻ nhỏ. Việc thiếu vắc xin trong tiêm chủng mở rộng là vấn đề nghiêm trọng, cần phải tìm cho ra nguyên nhân vì sao. 

Bác sĩ Khanh cho biết, ví dụ với vắc xin sởi nếu trẻ em dưới 12 tháng tuổi không may mắc sởi thì nguy cơ chuyển nặng và biến chứng sang viêm phổi là rất cao.

Đồng thời, tốc độ lây lan của sởi rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn Adenovirus, vì vậy cần phải có biện pháp để kịp thời tiêm vắc xin phòng ngừa cho trẻ.

Khánh Chi 

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !