Tỷ phú đứng sau "bom nợ" Evergrande là ai?

Tập đoàn Evergrande được thành lập bởi tỷ phú Hứa Gia Ấn - người từng bước vượt nghèo để thành công, từ kỹ sư thép trở thành tỷ phú.

Evergrande nổi danh là nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới. Một loạt tin xấu liên tục trong những tuần gần đây đã khiến nhiều chuyên gia cảnh báo về sự sụp đổ của đế chế này.

Giàu hoài bão

Ông Hứa sinh năm 1958 ở Hà Nam (Trung Quốc), từng có một tuổi thơ cơ cực. Khi mới 1 tuổi, mẹ qua đời, bố nhập ngũ nên ông phải ở cùng bà ngoại. Nhà nghèo, ông Hứa quyết định nghỉ học sau khi tốt nghiệp THPT đi làm nông phụ giúp bà. Trong thời gian đầu đi kiếm tiền, tỷ phú Hứa Gia Ấn làm nhiều công việc nặng nhọc.

Ông Hứa Gia Ấn - chủ tịch tập đoàn Evergrande.

Ông Hứa Gia Ấn - chủ tịch tập đoàn Evergrande.

Thời gian sau, ông rời bỏ công việc ở nhà máy xi măng và được nhận vào Học viện Gang thép Vũ Hán, hiện nay được gọi là Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán vào năm 1970.

Sau khi tốt nghiệp và làm việc vài năm trong công ty Sắt thép Wuyang, ông đã sớm tìm ra đường đi của mình khi thành lập Tập đoàn Evergrande vào năm 1997.

Theo Financial Times, trong những thập kỷ tiếp theo, các dự án khu dân cư của Evergrande mọc lên khắp các thành phố của Trung Quốc.

Evergrande thực hiện một loạt các khoản đầu tư bất động sản, qua đó đưa doanh nghiệp này đạt giá trị 722 triệu USD sau lần phát hành lần đầu tiên ra công chúng vào năm 2009. Năm 2017, tỷ phú Hứa Gia Ấn sở hữu 71% tập đoàn Evergrande, đưa khối tài sản ròng tăng vọt lên mức 45 tỷ USD.

Đến năm 2018, báo cáo của Brand Finance đã xếp hạng tập đoàn Evergrande là công ty bất động sản có giá trị nhất thế giới. Theo ước tính của Forbes, thời điểm đó tỷ phú Hứa Gia Ấn sở hữu 70% cổ phần của công ty, đưa ông trở thành người giàu thứ 53 trên thế giới và người giàu thứ 10 ở Trung Quốc.

Khi khối tài sản ngày càng lớn, tỷ phú Hứa Gia Ấn bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực ngoài bất động sản. Ông đầu tư vào một hãng sản xuất ô tô điện và mua Câu lạc bộ bóng đá Quảng Châu, một trong những đội bóng thành công và có giá trị nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng xe điện mà tỷ phú này đầu tư vẫn chưa cho ra đời chiếc xe nào.

Tính đến ngày 22/9/2021 (theo cập nhật của Forbes), tỷ phú Hứa Gia Ấn sở hữu khối tài sản tương đương 10,7 tỷ USD.

"Sa lầy" ở dự án ô tô điện

Tập đoàn địa ốc China Evergrande đang nợ đầm đìa và có thể sớm sụp đổ. Việc thành lập startup ôtô điện Evergrande NEV bị coi là một trong những sai lầm lớn của tỷ phú Hứa Gia Ấn.

China Evergrande thành lập công ty ôtô điện Evergrande NEV vào năm 2018. Chủ tịch Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn) khẳng định Evergrande NEV sẽ nhanh chóng vượt qua Tesla của tỷ phú Elon Musk tại thị trường Trung Quốc.

Evergrande NEV đạt định giá 87 tỷ USD hồi tháng 4 nhưng không bán một chiếc ôtô điện nào. Ảnh: Bloomberg.

Evergrande NEV đạt định giá 87 tỷ USD hồi tháng 4 nhưng không bán một chiếc ôtô điện nào. Ảnh: Bloomberg.

Bất chấp việc tập đoàn bất động sản của ông Hứa không hề có công nghệ cũng như kinh nghiệm sản xuất xe hơi, các nhà đầu tư vẫn ồ ạt đổ tiền vào startup Evergrande NEV. Công ty này huy động được hàng tỷ USD tiền đầu tư dù không hề có doanh số.

Evergrande NEV phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Hong Kong năm 2018 và giá cổ phiếu công ty lập tức tăng vọt. Tháng 4 năm nay, định giá công ty đạt đỉnh 87 tỷ USD, cao hơn cả Ford.

Tuy nhiên, Evergrande NEV giới thiệu 6 mẫu ôtô điện nhưng đến nay chưa bán bất kỳ một chiếc xe nào. Các lãnh đạo công ty liên tục thay đổi lịch ra mắt sản phẩm.

“Đây là một công ty kỳ lạ. Họ đổ rất nhiều tiền đầu tư nhưng chẳng sản xuất được gì. Họ lao vào một ngành công nghiệp khó nhằn mà bản thân họ không hề có kiến thức gì cả”, Bloomberg dẫn lời ông Bill Russo, CEO hãng tư vấn Automobility ở Thượng Hải, nhận định.

Theo Fortune, trong nửa đầu năm nay, ước tính Evergrande NEV lỗ ròng 740 triệu USD.

China Evergrande nói rằng việc xây các trạm sạc điện ôtô trong các khu dân cư do công ty này phát triển sẽ giúp thúc đẩy cả hai mảng xe điện và bất động sản. Tập đoàn của tỷ phú Hứa Gia Ấn kỳ vọng mảng xe điện sẽ có lãi khi bán được nhiều bất động sản.

Theo phân tích của Wall Street Journal, China Evergrande còn sử dụng startup ôtô điện để tiếp cận nguồn đất công. Tập đoàn này cam kết xây nhà máy ôtô điện 2,7 tỷ USD tại thị trấn Nam Thông gần Thượng Hải hồi năm 2019 để lấy được diện tích đất khổng lồ tại đây. Đến nay, nhà máy này vẫn chưa được xây.

China Evergrande còn dùng startup ôtô điện làm phương tiện huy động vốn cho cả tập đoàn. Dù vậy, đến tháng 9 này, giá cổ phiếu của Evergrande NEV đã giảm tới 92% so với mức đỉnh hồi tháng 4. China Evergrande tính bán Evergrande NEV cho Xiaomi nhưng bất thành.

“Chẳng ai muốn giơ tay không bắt lấy con dao đang rơi xuống đất”, nhà kinh tế Bo Zhuang của hãng Loomis Sayles so sánh một cách đầy hình ảnh.

Evergrande NEV chỉ là một trong số hàng loạt dự án kinh doanh ngoài ngành đầy tốn kém của China Evergrande. Tập đoàn bất động sản của tỷ phú Hứa Gia Ấn còn đầu tư vào sản xuất nước đóng chai, âm nhạc, câu lạc bộ bóng đá Quảng Châu FC… Tất cả đều thất bại hoặc lỗ nặng.

Fortune dẫn lời một số chuyên gia tài chính cho biết những khoản đầu tư sai lầm này không chiếm tỷ lệ đáng kể trong khối nợ 300 tỷ USD của China Evergrande. Phần lớn đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản của tập đoàn.

Tuy nhiên, việc China Evergrande thất bại trong việc đa dạng hóa kinh doanh là một lời cảnh báo đối với mọi nhà phát triển bất động sản Trung Quốc.

Ước mơ vụn vỡ

Evergrande có chi nhánh, hiện diện tại 280 thành phố, với số lượng nhân viên lên tới 200.000 người. Tập đoàn đã hoàn thành 900 dự án xây nhà thương mại, hạ tầng bất động sản. Gần đây, Evergrande còn mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực mới như thực phẩm, giải trí, nghiên cứu phát triển xe điện.

China Evergrande đang nợ 300 tỷ USD. Công ty tính bán Evergrande NEV cho Xiaomi nhưng không thành công. Ảnh: Reuters.

China Evergrande đang nợ 300 tỷ USD. Công ty tính bán Evergrande NEV cho Xiaomi nhưng không thành công. Ảnh: Reuters.

Từ năm 2020, vấn đề lớn nhất mà Evergrande đang gặp phái là sức ép đến từ "núi nợ" lên đến 300 tỉ USD sau nhiều năm đi vay để có đủ vốn hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Trước đó, Evergrande cũng đã đẩy nhanh việc mua bán, sáp nhập, vì muốn tận dụng được đà tăng trưởng nóng của ngành bất động sản.

Năm 2020, Tập đoàn bất động sản Evergrande gây nên cú sốc trên thị trường bất động sản khi thông báo triển khai chiến dịch giảm giá 30% giá bán căn hộ, biệt thự...chưa từng có ở tất cả dự án của tập đoàn này trên toàn quốc.

Động thái giảm giá đồng loạt ở tất cả dự án như vậy là điều bất thường đối với ngành bất động sản Trung Quốc. Thị trường này vốn rất thận trọng với việc giảm giá bán, vì lo sợ sẽ gây phẫn nộ cho các khách hàng đã mua với giá cao trước đó, đặc biệt trong bối cảnh các tài sản cố định như bất động sản được xem là nơi bảo toàn tài sản an toàn nhất.

Ở thời điểm đó, China Evergrande có 817 dự án trên khắp Trung Quốc và có thêm 40 dự án mới được mở bán trong thời gian của chiến dịch giảm giá. Đây cũng là thời điểm China Evergrande trở thành công ty bất động sản có nợ vay lớn nhất ở Trung Quốc.

Chủ tịch China Evergrande Hui Ka Yan cho biết mục đích của chiến dịch giảm giá là cắt giảm tỷ lệ nợ của tập đoàn.

Theo Shen Chen, một đối tác tại Shanghai Maoliang Investment Management, Hứa Gia Ấn từng nhiều lần đưa Evergrande thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ trong quá khứ nhờ bán nợ, bán cổ phần... Tuy nhiên lần này mọi chuyện đã khác.

"Cuộc khủng hoảng nợ ở Evergrande đang leo thang. Công ty không thể tiếp cận nguồn vốn mới cũng như không thể xử lý tài sản đủ nhanh để gây quỹ", Shen nói.

Trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh ngày càng thắt chặt các quy định vay nợ, Evergrande không thể phát hành bất kỳ trái phiếu mới nào ở thị trường nước ngoài trong năm nay.

Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng tỷ phú Hứa vẫn có thể huy động vốn bằng cách bán bớt tài sản với giá chiết khấu hoặc niêm yết các công ty con ít quan trọng ra thị trường chứng khoán.

Hành trình trở thành “quả bom nợ” 300 tỷ USD của Evergrande (kỳ 1)

Hành trình trở thành “quả bom nợ” 300 tỷ USD của Evergrande (kỳ 1)

Ra đời cách đây 24 năm, Evergrande đã vươn mình thành nhà phát triển địa ốc lớn nhất thế giới, để rồi lâm nguy vì chính sự phát triển quá nhanh đó...

Theo DDDN

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.