Kinh doanh khó khăn, hàng loạt cửa hàng tìm người thuê chung mặt bằng theo giờ

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì thế nhiều chủ cửa hàng đã tìm kiếm đối tác thuê chung mặt bằng để tiết giảm chi phí.

Thuê một quầy kinh doanh, 3 chủ chia sẻ bán hàng sáng tối, giảm chi phí tối đa

Thuê một quầy kinh doanh, 3 chủ chia sẻ bán hàng sáng tối, giảm chi phí tối đa

Kinh doanh sau dịch là chuyện không dễ dàng, để giảm tối đa các chi phí, nhiều chủ cửa hàng ở Hà Nội đã dùng “chiêu” tìm người thuê chung mặt bằng để giảm bớt gánh nặng tiền thuê mỗi tháng rất hiệu quả

Theo tìm hiểu của PV, trên các hội nhóm, diễn đàn cho thuê mặt bằng, mỗi ngày có hàng chục bài đăng tìm người thuê chung.

Thực tế, hình thức thuê chung mặt bằng, chia nhau kinh doanh theo giờ đã có từ lâu, tuy nhiên, gần đây càng nở rộ và phổ biến hơn do tình hình kinh doanh sau dịch khó khăn, người kinh doanh tìm mọi cách để giảm gánh nặng tiền thuê mỗi tháng.

{keywords}
Trên các hội nhóm, xuất hiện hàng loạt bài đăng cho thuê mặt bằng theo giờ 

Vừa khai trương thêm một quán ăn tại quận Hải Châu (Đà Nẵng) được khoảng 1 tháng nay, chị Liên đã lên các hội nhóm để tìm người thuê chung mặt bằng.

Chị Liên cho biết, chị kinh doanh bún chả, mỗi tháng phải trả tiền thuê mặt bằng cho chủ nhà là 12 triệu đồng/tháng. Trong khi chị chỉ bán từ sáng đến trưa, còn lại buổi chiều và buổi tối mặt bằng để trống. Chính vì thế, chị Liên muốn tìm người thuê chung để san sẻ tiền thuê hàng tháng.

Hằng ngày, chị bán hàng từ 6h sáng đến khoảng 13h thì dọn dẹp các vật dụng như bát đũa, nồi niêu, trả lại mặt bằng để chủ quán chuẩn bị bán ca chiều.

Chị cho chủ quán thuê mặt bằng bán từ chiều đến 22h đêm là 3 triệu đồng/tháng. Họ được dùng chung bàn ghế của cửa hàng chị. Yêu cầu ký hợp đồng 3 năm, thanh toán tiền thuê 6 tháng/lần và cọc 1 tháng tiền thuê. Sang năm tiếp theo, tiền thuê sẽ tăng lên 10%, tương đương mức tăng mà chị phải đóng cho chủ nhà.

Theo chị Liên, tại một cơ sở khác của chị cũng đang áp dụng hình thức cho thuê chung như vậy và thấy rất hiệu quả. Tính ra mỗi tháng, chị chỉ mất chi phí mặt bằng là 9 triệu đồng.

“Trong thời buổi kinh doanh khó khăn, việc thuê chung mặt bằng giúp cả hai bên đều tiết kiệm được chi phí đi thuê”, chị Liên nói.

Tương tự, chị Quỳnh Trang, chủ một quán ăn trên đường Đống Đa (Hải Châu, Đà Nẵng) cũng đang cần cho thuê lại mặt bằng buổi sáng, chiều.

{keywords}
Kinh doanh khó khăn, hàng loạt chủ cửa hàng tìm người thuê chung mặt bằng theo giờ.

Theo chị Trang, chị mới mở quán ăn này được gần 1 năm nay và đầu tư vào đây hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, do dịch bệnh khiến việc kinh doanh trong một năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Vào buổi sáng, trưa, quán chị hoàn toàn trống và chỉ có khách vào buổi chiều, tối nên chị mới nghĩ đến việc cho thuê chung mặt bằng.

“Tiền thuê mặt bằng một tháng là 23 triệu đồng, khá đắt đỏ. Trong thời gian đóng cửa, thực hiện cách ly xã hội, chủ nhà cũng chỉ hỗ trợ miễn tiền thuê nhà trong 1 tháng mà thôi. Đến hết tháng này là tôi lại chuẩn bị đóng tiền thuê mặt bằng cho cả năm luôn nên giờ cần tìm người kinh doanh san sẻ mặt bằng, giảm bớt gánh nặng, có tiền đóng cho chủ nhà để còn kinh doanh tiếp”, chị Quỳnh Trang chia sẻ.

Bản thân chị phải đóng tiền cho chủ nhà cả năm/lần nhưng chị Trang đưa ra chính sách linh hoạt hơn cho người đi thuê chung là đóng tiền 6 tháng/lần, có thể ký hợp đồng 1 hoặc 2 năm.  

Với diện tích quán hơn 80m2, đã có sẵn bàn ghế, đèn, có khu vực để cất đồ cuối ngày, bao luôn cả điện nước, người thuê thoải mái bán hàng từ 5h sáng tới 16h chiều với chi phí chỉ 7 triệu đồng mỗi tháng.

Với cách làm này, chị Trang sẽ giảm được khoảng 1/3 chi phí thuê mặt bằng. Còn người đi thuê cũng được sử dụng mặt bằng khang trang, rộng rãi, kinh doanh ở khu vực đông đúc với chi phí rẻ. Theo chị Trang, đây cũng là một cách quảng cáo cho quán. Khách đến ăn sáng tại quán có thể biết đến “không gian ẩm thực ba miền” của chị, biết đâu họ sẽ ghé lại quán để ăn tối.

Hình thức san sẻ mặt bằng theo giờ đang được nhiều chủ cửa hàng áp dụng để tiết kiệm chi phí, giảm áp lực, gánh nặng trong thời buổi kinh doanh khó khăn, èo uột. Bên cạnh đó, đối với nhiều chủ cửa hàng thì chia sẻ mặt bằng kinh doanh cũng là cách giúp tăng lượng khách, cả hai cùng có lợi.

Diệu Thuỳ

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.