Doanh nghiệp bất động sản "khó khăn đến mấy cũng không cắt lương, giảm nhân sự"

Mặc dù cho rằng nếu dịch bệnh kéo dài, giá nhà sẽ giảm thì các doanh nghiệp vẫn tin tưởng rằng thị trường sẽ phát triển mạnh hơn, nhà đất sẽ tăng trở lại... và đặc biệt, họ không có chính sách cắt giảm lương hay nhân sự.

Khó khăn đến mấy cũng không giảm lương, cắt giảm nhân sự

Khoảng hơn 2 tháng nay, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đã phải quyết liệt chống chọi với dịch bệnh Covid-19. Để có sức đề kháng chống lại dịch bệnh, bên cạnh đau đáu về nỗi lo kết quả kinh doanh, lãnh đạo các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng đã và đang có những chiến lược riêng cho mình.

Trong đó, điều đáng trân trọng là họ khẳng định, dù khó khăn đến mấy cũng không cắt giảm nhân sự hay giảm lương.

Doanh nghiệp tin tưởng hết dịch bệnh, thị trường nhà đất sẽ tăng trở lại. (Ảnh: Minh Thư)

Trao đổi với PV,  TS. Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch Tập đoàn Kosy cho hay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Việc tạm dừng hoạt động, giải thể, cắt giảm nhân sự hoặc giảm lương là điều tất yếu đối với các doanh nghiệp không có sự chuẩn bị cần thiết.

“Tuy nhiên, Tập đoàn Kosy chủ trương không cắt giảm nhân sự, không giảm lương nhân viên trong mùa dịch bệnh. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn đang đẩy mạnh tuyển dụng thêm các nhân sự cần thiết như đội ngũ kỹ sư, cán bộ vận hành nhà máy thủy điện, các cán bộ đầu tư, thiết kế... phục vụ công tác phát triển các dự án thủy điện và bất động sản mới. Chúng ta đều biết đây là khó khăn chung, khi tất cả cùng đồng lòng và chia sẻ thì không khó khăn gì lại không vượt qua được”, ông Cường chia sẻ.

Theo vị thuyền trưởng này, với thị trường bất động sản thời kỳ dịch bệnh được coi là cơ hội và thách thức. Bởi, các doanh nghiệp đứng trước khó khăn về công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng; làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể doanh nghiệp bị mất thanh khoản; làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ bị chuyển thành nợ xấu.

Nhưng đây lại là cơ hội để thị trường có thể sàng lọc được doanh nghiệp uy tín, tiềm lực tài chính vững mạnh hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tận dụng thời cơ trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp có cơ hội tái cấu trúc hệ thống bộ máy, cơ cấu đầu tư và sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực của nhiều người tiêu dùng để chờ cơ hội bứt phá khi dịch bệnh kết thúc.

Cũng với chủ trương không cắt giảm nhân sự, trao đổi với PV, bà Lê Thu Hà - Tổng giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản THM Land cho biết, thậm chí công ty còn đang tuyển thêm nhân sự bởi lẽ thời điểm này sẽ dễ tuyển được nhân sự chất lượng khi các đơn vị khác cắt giảm.

Đặc biệt, bà Hà cho hay, công ty bà không bao giờ giảm lương của nhân viên, ngay cả giai đoạn thị trường bất động sản “đóng băng” trước đây công ty vẫn trả đủ lương.

“Dù có khó khăn thật, nhưng với những anh em đã cùng đồng hành với mình tôi thấy có trách nhiệm phải đảm bảo cho họ cả công việc và doanh thu ổn định. Do đó, để kích thích nhân viên làm việc, ngoài việc đưa chính sách ưu đãi cho khách hàng, công ty tôi còn tăng phần thưởng nóng cho nhân viên sale khi bán được hàng để các bạn có thêm nguồn thu trong thời điểm khó khăn”, bà Hà cho hay.

Hết dịch bệnh, thị trường nhà đất sẽ tăng trở lại

Ông Cường cho rằng, nếu thời gian dịch bệnh ngắn, nhanh hết thì có thể thị trường sẽ như lò xo bung ra và phát triển mạnh mẽ... Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài sẽ là câu chuyện hoàn toàn khác, khi ấy chắc chắn giá nhà sẽ giảm. Song mức độ giảm sâu hay như thế nào thì còn tùy thuộc độ dài của thời gian dịch bệnh và tình hình suy thoái kinh tế chung.

“Nhưng nếu để kỳ vọng thì tôi tin rằng thị trường sẽ phát triển mạnh hơn. Bởi kết thúc thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh, thị trường được thanh lọc mạnh mẽ, những doanh nghiệp đứng vững trong thời kỳ dịch bệnh sẽ nhận được niềm tin của khách hàng”, ông Cường tin tưởng.

Đối với thị trường bất động sản, tất cả các phân khúc đều chịu những tác động lớn từ dịch Covid-19. Nhưng theo quan điểm của nữ Tổng giám đốc THM Land, phân khúc nghỉ dưỡng và căn hộ cao cấp sẽ chịu sự điều chỉnh nhiều nhất sau khi đại dịch đi qua.

Ngược lại, Chủ tịch Tập đoàn Kosy lại cho rằng, phân khúc trung cấp sẽ là phân khúc bị ảnh hưởng lớn nhất và sẽ có sự điều chỉnh nhiều nhất, bởi đây là phân khúc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cán cân cung – cầu của thị trường bất động sản. Khi kinh tế chung bị ảnh hưởng sẽ kéo theo những tác động lớn tới chính những khách hàng thuộc phân khúc này.

Nhận định bất động sản vẫn là kênh đầu tư, giữ tiền an toàn nên bà Hà tin rằng, sau khi hết dịch bệnh, thị trường nhà đất sẽ tăng trở lại.

Minh Thư

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.