Chàng trai sale trúng tuyển ngân hàng lớn chia sẻ buổi phỏng vấn đắt giá

Chàng trai này bật mí khi trả lời phỏng vấn hãy lái câu hỏi của hội đồng phỏng vấn theo hướng của mình, bằng cách bồi thêm sự hiểu biết của mình vào câu trả lời...

 

Trần Hoàng Minh – chàng trai 26 tuổi quê Hưng Yên, là nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội – vừa vượt qua một loạt ứng viên sáng giá để trúng tuyển vào làm việc tại Ngân hàng Vietcombank. Ngay sau khi được ngân hàng thông báo trúng tuyển, anh chàng này đã không giấu được niềm vui sướng và đã review buổi phỏng vấn của mình trên một diễn đàn về nghề ngân hàng.

Trong bài chia sẻ của mình, Trần Hoàng Minh thuật lại toàn bộ buổi phỏng vấn, qua đó cho thấy chàng trai này khá thông minh. Anh đã thuyết phục hội đồng tuyển chọn của Vietcombank bằng những tuyệt chiêu tâm lý. Chia sẻ của anh cũng là bài học quý cho các bạn trẻ đi xin việc làm, không chỉ là với các ứng viên muốn được tuyển dụng vào làm việc tại các ngân hàng.

Theo giới thiệu của Minh, anh sinh năm 1996, tốt nghiệp Học viện Tài chính, từng làm môi giới bất động sản và xuất nhập khẩu. Buổi phỏng vấn mới chỉ diễn ra vào sáng 24/3/2022 tại một chi nhánh lớn của Vietcombank tại Hà Nội. Chi nhánh thi tuyển 1 vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng, nhưng có tới 17-18 người tham gia dự thi.

Đến vòng phỏng vấn còn 7 ứng viên tham gia, tất cả đều ăn mặc rất chuyên nghiệp, tự tin, khiến cho Hoàng Minh có cảm giác hơi bị “ngợp” và có phần tự ti.

“Mình là người thứ 4 được gọi vào phỏng vấn, mình được 63 điểm. Do chỉ có 7 người tham gia phỏng vấn nên hội đồng dành khá nhiều thời gian cho mỗi ứng viên, từ 15-30 phút. Thời gian phỏng vấn mình là 30 phút”, Trần Hoàng Minh chia sẻ.

Theo anh, nếu đã quyết tâm thi vào ngân hàng thì hãy tận dụng cơ hội ngay khi có thể, kể cả khi nhà tuyển dụng chỉ tuyển 1 chỉ tiêu. Lý do là bởi nếu chờ chi nhánh tuyển nhiều chỉ tiêu mới tham gia, đồng nghĩa với việc hội đồng tuyển dụng sẽ phỏng vấn rất nhiều ứng viên, cơ hội để các ứng viên bung hết mình sẽ giảm đi.

{keywords}
Ảnh minh họa.

“Hội đồng phỏng vấn gồm có 7-8 người, khi mình bước vào phòng thì mình có cúi đầu chào và được mời ngồi. Do mình đi phỏng vấn nhiều nơi nên đã có kinh nghiệm, cũng không có run. Dưới đây là các câu hỏi mình được hỏi.

Giới thiệu bản thân, cái này mình nói ngắn gọn súc tích lắm: Tên, quê quán, trường đại học, quá trình công tác, ấn tượng với sự phát triển của thành phố và muốn được sống và làm việc tại thành phố này (vì mình dân ngoại tỉnh mà).

Các câu hỏi như: "Em đã làm bất động sản thì em đã triển khai dự án nào của Vinhomes?; Em hiểu thế nào về tín dụng?".

Mình trả lời là đối với bất động sản, em bán xong là xong và giữ liên lạc với khách hàng là tốt. Nhưng đối với sản phẩm tín dụng, nó là cả một quá trình, từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân. Và đặc biệt là phải giám sát thu hồi nợ sau bán, cái này là khác biệt quan trọng so với bất động sản.

Tiếp đến là câu hỏi: "Với chỉ tiêu dư nợ 50 tỷ đồng em làm cách nào để đạt được?" Mình trả lời có 3 cách:

Cách 1: bắt tay với môi giới bất động sản vì đây là kênh mang lại nguồn khách hàng ổn định.

Cách 2, đi thị trường gõ cửa từng nhà để mở tài khoản thanh toán, qua đó bán chéo các sản phẩm khác như tín dụng, huy động, bảo hiểm. Vì em thấy có rất nhiều người muốn mở tài khoản thanh toán nhưng không có thời gian ra ngân hàng, đặc biệt là khi Vietcombank đã miễn phí giao dịch online (cái này mình cố tình nói thêm để thể hiện mình có hiểu biết). Cách này không mang lại hiệu quả cao nên em chỉ thực hiện vào ngày nghỉ.

Cách 3, khi nào mưa gió em không đi thị trường được em sẽ telesale (gọi điện tìm kiếm khách hàng – PV).

Tiếp tục với câu hỏi: “Các môi giới bất động sản thường yêu cầu có hoa hồng, nhưng chi nhánh không có cơ chế thì em sẽ làm gì để lôi kéo môi giới?” Mình trả lời là sẽ không “cắt máu” vì sẽ tạo ra tiền lệ xấu, và xoáy vào lãi suất Vietcombank thấp.

Hội đồng hỏi “Em có chơi môn thể thao nào không?” thì mình trả lời mình chơi tenis và bóng đá. Anh Giám đốc có hỏi thêm “Em có cá độ không?” Mình trả lời không nhưng có chơi chứng khoán. Cái này là mình cố ý xoáy sang chứng khoản bởi đó là điểm mạnh của mình. Sau đó đúng như mình nghĩ anh ấy hỏi rất nhiều câu liên quan đến chứng khoán.

Rồi đến một loạt câu hỏi như: Em có bạn gái chưa? Em có mục tiêu gì? Tiếng Anh của em thế nào? Em cao bao nhiêu? Bố mẹ em làm nghề gì? Em có hay về thăm bố mẹ không?

Trong quá trình phỏng vấn, dù không được hỏi nhưng mình cố tình chèn thêm một chút hiểu biết của mình về thành phố, như dự án bất động sản lớn nhất tại thành phố mà chi nhánh đang cho vay. Rồi lấy ví dụ về bạn của mình để chứng minh rằng các quan hệ sẵn có và người có hộ khẩu Hà Nội chỉ là lợi thế ngắn hạn. Lợi thế trước mắt và yếu tố quan trọng nhất là sự máu lửa trong kinh doanh, cháy hết mình trong công việc”.

Cuối cùng, chàng trai này bật mí khi trả lời phỏng vấn "hãy lái câu hỏi của hội đồng phỏng vấn theo hướng của mình bằng cách bồi thêm sự hiểu biết vào câu trả lời của mình".

Và cái kết có hậu cho chàng trai quê lúa này là buổi sáng trả lời phỏng vấn, buổi chiều cùng ngày anh nhận được email báo trúng tuyển.

Bài review buổi phỏng vấn trên nhận được cơn mưa lời khen tặng. Một người làm nhân sự tại một ngân hàng TMCP bình luận: “Anh làm HR của một ngân hàng TMCP, đọc review của em thấy được 3 tính từ cụ thể: chủ động, nhạy bén, tích cực. Chúc em luôn giữ vững tinh thần như thế và gặt hái nhiều thành công ở tổ chức mới nhé”.

Chị Hồng Hoa, một thành viên trong nhóm bình luận: “Với cách trả lời của em, không cần đọc đến đoạn kết chị cũng biết kiểu gì cũng đậu thôi”.

“Chúc mừng bạn nhé. Đọc câu trả lời thấy bạn rất tự tin và bản lĩnh. Đó là lý do bạn đậu, dù đá chéo ngành”, thành viên Hoàng Yến Nhi viết.

Không may mắn như anh Trần Hoàng Minh, một cô gái trẻ cũng vừa ứng tuyển vào Vietcombank nhưng không được chọn. Cô gái này chia sẻ:

“Mọi người ơi, em là sinh viên chưa ra trường, hiện đang chờ bằng. Đợt này em may mắn được vào vòng phỏng vấn của Vietcombank. Nói qua về bản thân thì em cũng có một background hoạt động CLB, thành tích tương đối, nhưng trong 4 năm đại học em chưa từng đi làm ở đâu, cũng chưa từng phỏng vấn xin việc.

Có lẽ cả 2 điều trên đã khiến Hội đồng của VCB không chú ý em, nên buổi phỏng vấn trôi qua rất chóng vánh. Các câu hỏi cũng không có gì đáng kể khiến em khá hụt hẫng, em đã chuẩn bị khá kĩ cho vòng phỏng vấn này nên thấy buồn nhiều lắm ạ.

Em cũng tự động viên là mình còn trẻ, mình còn nhiều cơ hội nhưng cũng muốn viết mấy dòng lên đây để được chia sẻ nỗi niềm với các anh chị khi có trải nghiệm va vấp đầu đời. Không biết có anh chị nào từng như em chưa ạ?”

Ngân Giang

Nghỉ việc được sếp tặng 40 triệu đồng, nữ thư ký đi làm nông dân và bài học đắt giá khi khởi nghiệp

Nghỉ việc được sếp tặng 40 triệu đồng, nữ thư ký đi làm nông dân và bài học đắt giá khi khởi nghiệp

Trải qua nhiều biến cố, bằng nội lực của mình, Ngọc Trâm đã sở hữu một trang trại tại Đà Lạt, một cửa hàng có thương hiệu tại TP.HCM và còn là người tiên phong mở ra một xu hướng mới: chế biến và xuất khẩu mì cải kale.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.