Từ cậu bé mồ côi thành ông chủ vườn cà thu nhập tiền tỉ nơi cao nguyên Kon Tum

A Hiếu (50 tuổi) nổi tiếng trong vùng bởi ông là người dân tộc thiểu số có thành tích điển hình làm kinh tế giỏi. Thu nhập của gia đình ông đạt 1 tỉ đồng mỗi năm từ sản xuất nông nghiệp và vận chuyển hành khách qua phà. 

 

{keywords}
 Ông A Hiếu bên rẫy cà phê của mình

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, A Hiếu (thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Kon Tum) thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa. Cậu bé mất cha lúc chưa đầy 2 tuổi, 2 năm sau đó mẹ đi lấy chồng, để lại 3 chị em thơ tự bươn chải cuộc sống, cùng lớn lên từ củ khoai, củ sắn.

Những năm tháng kham khổ ấy đã rèn cho A Hiếu có tính tự lập, chịu thương chịu khó. Anh đi làm thuê cuốc mướn và làm đủ nghề để kiếm tiền. Năm 23 tuổi, anh quyết định lập gia đình với mong muốn được yên bề gia thất. “Hồi đó hai vợ chồng mới cưới vất vả lắm, ai thuê gì làm đó, làm nhiều rồi cũng biết việc. Thấy các hộ người Kinh trồng cà phê năng suất cao, nên mình chịu khó đi làm thuê để học kỹ thuật và kinh nghiệm”- A Hiếu kể.

Nắm bắt được kinh nghiệm, hai vợ chồng bàn bạc và khai hoang gần 1 ha đất để trồng thử 700 cây cà phê. Do chăm sóc tốt, ba năm sau vườn cà phê của ông ra lứa quả đầu tiên và đạt sản lượng. Có ít vốn từ thu hoạch cà phê, mỗi năm 2 vợ chồng A Hiếu mở rộng thêm diện tích để trồng các loại cây cà phê, mỳ, lúa, bắp, khoai. A Hiếu suy nghĩ, “do nhà không có nhiều tiền nên mình trồng những cây ngắn ngày xen canh vào vườn cây cà phê. Làm như thế sẽ tăng nguồn thu trên cùng một diện tích đất và ít chi phí đầu tư”.

Cuộc sống khó khăn nhưng luôn có ý chí phấn đấu, vợ chồng Hiếu động viên nhau lao động, sản xuất và mở rộng diện tích trồng trọt hàng năm. Đến nay, gia đình anh sở hữu 7 ha cà phê, 2 ha sắn, 1 ha bời lời, 1 ha điều, 3 sào lúa và 2 ao thả cá. Ngoài ra, anh trồng xen canh hơn 400 cây mít, bơ, nhãn trong vườn cà phê. A Hiếu chia sẻ, “do giá thị trường các mặt hàng nông sản lên xuống thất thường nên mình trồng nhiều loại cây. Nếu giá cà phê xuống thì mình thu từ sắn, lúa, điều và cây ăn quả”.

{keywords}
 Ông A Hiếu trên chiếc phà.

Chưa hài lòng với mô hình trồng trọt và chăn nuôi cho thu nhập ổn định, A Hiếu mạnh dạn đi học hỏi kỹ thuật đóng phà với mong muốn đầu tư, tăng thêm thu nhập và phục vụ nhu cầu di chuyển trên mặt nước cho bà con.

Sau thời gian dài tìm hiểu, ông mua 3 máy nổ có công suất lớn và thuê gia công thân vỏ để sản xuất 3 chiếc phà vận tải hàng hóa trên bến đò Kon Gung. Sau khi lắp ráp hoàn thiện, ông cử người đi học lái và mời Chi cục Đăng kiểm số 4 (trụ sở tại TP Đà Nẵng) về thẩm định, cấp phép hoạt động.

Ông A Tranh - người dân sinh sống tại thôn Kon Gung cho biết, “trước đây chưa có phà của ông Hiếu, người dân chúng tôi phải chèo thuyền độc mộc trên lòng hồ rộng hàng trăm mét mới đến bên kia bờ để chở nông sản và làm rẫy. Nhiều trường hợp đuối nước vì bị chìm thuyền do chở quá tải. Từ khi có phà hoạt động, người dân rất phấn khởi và yên tâm mỗi khi đi làm”.

Theo quan sát của PV, mỗi ngày có khoảng 200 người đi bộ và hơn 100 người đi xe qua phà. Người dân di chuyển qua hai bên bờ hồ để làm nương rẫy, giáo viên đi dạy học và bà con ở xã Hơ Mong (huyện Sa Thầy, Kon Tum) đi mua sắm hàng hóa. Thống kê sơ bộ, người dân ở huyện Đăk Hà có diện tích đất rẫy ở xã Hơ Mong khoảng 7 ngàn ha. Hàng ngày phải di chuyển qua phà của ông Hiếu mới đến nơi sản xuất.

Giá mỗi lượt xe từ 10-15.000 đồng. Đối với người dân của 2 làng Kon Gung và Đăk Mút (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) đều được miễn phí vì họ không có tiền để trả cho chủ phà, cho dù chỉ thu phí 1 ngàn đồng mỗi lượt người đi bộ.

Lưu lượng xe và hàng hóa qua phà đông, đặc biệt là dịp mùa vụ và cuối năm tăng cao nên thu nhập từ vận chuyển hàng hóa xấp xỉ 30 triệu đồng mỗi tháng. Nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi đạt khoảng 1 tỉ đồng mỗi năm. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư và nhân công, tổng thu nhập của gia đình ông Hiếu khoảng 1 tỉ đồng mỗi năm.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Hiếu còn tạo việc làm cho 7 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định từ 3 triệu đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Ông A Trao - người dân ở làng Kon Gung kể, “mình làm cho ông Hiếu lâu rồi, công việc hằng ngày là lái phà vận chuyển khách qua lại hai bên bờ hồ, thu nhập mỗi tháng từ 5 đến 6 triệu đồng, tùy vào lượng người và hàng hóa qua phà”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Ánh, nguyên Bí thư xã Đắk Mar (huyện Đắk Hà, Kon Tum) cho biết: “Ông A Hiếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, không những biết tính toán làm kinh tế giỏi mà còn giúp đỡ bà con trong vùng. A Hiếu đúng là tấm gương sáng để người dân học tập”.

Bá Tứ    

 

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.