Cựu lính đặc công “mát tay”, làm giàu từ trang trại nuôi cá
Trở về sau những năm tháng kháng chiến ác liệt, cựu lính đặc công Lê Văn Nuôi (67 tuổi, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) bắt tay vào phát triển kinh tế, làm giàu bằng cách chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang nuôi cá.
Cựu lính đặc công Lê Văn Nuôi trên ao cá |
Người lính của những trận đánh
Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, mới 13 tuổi, ông Nuôi đã là đội trưởng đội du kích mật của xã. Đến năm 1969, ông tham gia bộ đội đặc công biệt động Đà Nẵng. 2 năm sau, ông đảm nhiệm chức vụ đội trưởng đội đặc công K20.
Cuối tháng 12/1970, người đội trưởng tuổi đời còn trẻ nhưng đã chỉ huy trận đánh gây tiếng vang ở Đà Nẵng, tiêu diệt 15 tên địch cùng 2 xe quân sự. Những năm tháng đó, có ngày ông cùng đồng đội đánh 4 trận với 4 mục tiêu khách nhau.
“Tháng 3/1971, tôi bị địch phục kích và bắt giam tại nhà lao Điện Bàn. Khai thác thông tin không được, địch dùng roi điện đánh tôi đến bất tỉnh rồi đổ xà phòng vào miệng. Thời gian đó, tôi ngỡ mình chắc không thể sống nổi…”, ông Nuôi hồi tưởng và chia sẻ, với suy nghĩ ở lại đó thế nào cũng chết nên ông quyết tâm vượt ngục.
Sau một tháng bị bắt, lợi dụng lúc lính gác sơ hở, người lính đặc công “xé toạc” 11 lớp lưới rào gai sắt bỏ trốn. “Phải mất 2 đêm tôi mới ra khỏi đó. Đêm đầu tiên, tôi mò mẫm bẫy mìn của địch đặt ở dưới hàng rào và vượt qua được 6 lớp lưới. Khi trời sáng, không dám vượt tiếp vì sợ địch phát hiện, tôi nằm trong đám cỏ giữa các hàng rào chờ đêm xuống. Đến đêm thứ 2, tôi tiếp tục vượt 5 lớp lưới còn lại và tìm về căn cứ cách mạng”, người lính già bồi hồi kể lại.
Nhưng đó chưa phải là những gì ông Nuôi đã trải qua, trong chiến dịch K850, ông đạp trúng mìn và mất một phần chân phải. Vết thương sau đó khoảng 1 tháng bị nhiễm trùng uốn ván làm chân tay ông lạnh ngắt, cứng đơ. Lần bị thương ấy, tưởng ông không qua khỏi nhưng không thể ngờ là ông đã dần hồi tỉnh, thoát chết thần kỳ.
Vươn lên làm giàu
Ngày thống nhất non sông, ông Nuôi về địa phương cùng vết thương hạng 2/4, ông được phân công công tác tại phòng thương binh Điện Bàn. Đến năm 1977 thì ông lập gia đình. Sau đó ông đảm nhận chức vụ công an thôn kiêm thủ quỹ của Hợp tác xã Điện Thọ và bắt tay vào làm kinh tế. Những năm lận đận với ruộng lúa, nuôi tằm, song mang lại nguồn thu nhập bấp bênh, người cựu chiến binh tìm hướng đi mới.
Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá, ông Nuôi đã vươn lên làm giàu. |
“Năm 2002, khi có chủ trương chuyển đổi cây trồng, đất lúa kém hiệu quả, tôi mạnh dạn đến UBND xã Điện Thọ xin chuyển sang nuôi cá. Hai vợ chồng đào một cái ao nhỏ ở cánh đồng Rọc Mun (thôn La Trung) để nuôi thử nghiệm”, ông Nuôi kể lại những ngày đầu "bắt tay" làm giàu.
Những mẻ cá giống đầu tiên với số lượng hàng vạn con bỗng dưng chết hàng loạt khiến ông bần thần. Chấp nhận thất bại để đổi lấy bài học đắt giá, không bao lâu sau, ông dốc công đầu tư lứa cá giống mới. Để có kinh nghiệm, ông tham gia các lớp tập huấn của trung tâm khuyến nông huyện tổ chức.
“Đến năm 2004, tôi mở rộng diện tích, đào thêm 2 ao nuôi hỗn hợp các loại cá trám, mè, diêu hồng và rô phi. Trong đó, 2 ao lớn nuôi thương phẩm và ao còn lại nuôi giống để gối vụ”, ông Nuôi chia sẻ.
Với 3 ao cá khoảng 1ha, mỗi năm ông Nuôi thu về hơn 100 triệu đồng. |
Với sự kiên trì cùng bao công sức, quyết tâm, ông cũng được đền đáp xứng đáng khi mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng từ trang trại cá của mình. “Hơn 15 năm qua, các ao cá mang lại thu nhập cao cho gia đình. Để phát triển thêm, năm ngoái tôi đầu tư nuôi yến, dự kiến năm nay sẽ thu hoạch”, ông Nuôi hào hứng nói.
Với những thành công đạt được, từ năm 2006 đến nay, năm nào ông cũng đón nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Bà Phan Thị Thu Sương (Phó Chủ tịch UBND xã Điện Thọ) đánh giá ông Nuôi là công dân gương mẫu, năng động trong các phòng trào của xã, nhất là trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. “Chú là một cựu chiến binh làm kinh tế giỏi và cũng là người tiên phong trong chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang nuôi cá cho thu nhập cao ở địa phương”, bà Sương cho hay.
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.