Viện Di truyền Nông nghiệp: Đi đầu trong lai giống cây trồng mới

Thành lập từ cuối thế kỷ 20, Viện Di truyền Nông nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực di truyền và công nghệ sinh học, mang đến triển vọng đột phá về trồng trọt ở nước ta.

{keywords}
Viện Di truyền Nông nghiệp tọa lạc trên đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Viện Di truyền Nông nghiệp là nơi tập trung vào các đề tài nghiên cứu về ứng dụng công nghệ DNA và công nghệ nano trên thực vật, tìm hiểu quy luật di truyền và biến dị ở cây trồng và vi sinh vật để từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về gen, đưa ra các giải pháp công nghệ nhằm bảo vệ môi trường.

Viện có một lịch sử lâu đời khi được thành lập vào năm 1984 dưới tên gọi Trung tâm Di truyền Nông nghiệp. Đến năm 1989, Trung tâm được đổi tên thành Viện Di truyền Nông nghiệp. Năm 2005, cơ quan này được sắp xếp lại thành một thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và hoạt động ổn định cho đến ngày nay.

Với 264 cán bộ đang làm việc tận tụy, Viện đã xây dựng được 4 đơn vị sự nghiệp với hai trung tâm, một phòng thí nghiệm và một phòng giám định, tập trung vào các bộ môn nghiên cứu như Đột biến và ưu thế lai, Công nghệ vi sinh, Sinh học phân tử, Bệnh học phân tử và Kỹ thuật di truyền.

Nhiều thành tựu giống cây trồng ở thế kỷ 21

Trong suốt quá trình hoạt động, Viện Di truyền Nông nghiệp được xem là cơ sở đầu ngành về công nghệ sinh học và di truyền học trong nông nghiệp. Điều này được phản ánh rất rõ ở những thành tựu mà Viện đã đạt được ngay từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước.

Tính ở giai đoạn gần nhất (2015-2020), Viện đã chủ trì và hoàn thành 69 đề tài, dự án, trong đó có 16 đề tài Khoa học Công nghệ cấp Bộ, 6 đề tài độc lập cấp quốc gia với 15 đề tài hợp tác với địa phương.

Nhờ việc áp dụng công nghệ sinh học hiện đại vào thực tiễn trồng trọt, Viện đã chọn tạo và đưa vào sản xuất 121 giống mới, trong đó có 109 giống cây trồng các loại, 12 giống nấm và 22 quy trình tiến bộ kỹ thuật cấp Bộ đã được công nhận và áp dụng trong sản xuất.

Trong 22 giống lúa, Viện đã lai tạo được các giống lúa hạt tròn Japonica như J01, J02, J03, TBJ3 hay hạt dài QR15, Sơn Lâm 1, CNC11, KX2 có chất lượng, năng suất cao, chống chịu tốt.

{keywords}

Giống lúa thuần CNC 11 của Viện Di truyền Nông nghiệp, được mở rộng gieo cấy tại một số tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An

Năm 2019, Viện đã có các công trình được công nhận chính thức gồm 5 giống lúa (giống lúa chất lượng J01, J02, CNC11, kháng bạc lá DT80, chịu ngập SHPT3), 2 giống cam CT9 và CT36, công nhận sản xuất thử các giống lúa KX2, SHPT6, HL5. Viện cũng đã hoàn thành đăng ký bảo hộ cho các giống lúa HL5, J13, J14, J16, DTI 1, DTI 4, DTI 7.

Với các giống đậu tương, Viện đã chọn tạo được 11 giống, chiếm khoảng 70% diện tích trồng đậu tương cả nước và khoảng 90% diện tích các tỉnh phía Bắc. Giai đoạn 2015-2020, Viện đã chọn tạo thêm 3 giống mới là DT2008, DT2010 và DT215 cho năng suất cao, chống chịu tốt với yếu tố thời tiết bất lợi.

Với các giống cam, Viện đã chọn tạo được hai giống cam CT9, CT36 được triển khai ở hơn 10 tỉnh thành phía Bắc trong giai đoạn 2015-2020.

Về giống nấm, Viện tuyển chọn được 12 giống nấm ăn chất lượng cao, thu thập và lưu trữ 118 nguồn gen giống nấm ăn và dược liệu. Hàng năm, Viện vẫn tổ chức các khóa giảng dạy, thực hành, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng nấm cho cán bộ và người dân tại nhiều địa phương trên cả nước.

Ngoài ra, Viện đang lưu giữ 94 giống mía xuất sắc của thế giới và liên tục chuyển giao cho các địa phương, nhà máy đường. Cùng với công nghệ sản xuất giống mía sạch bệnh và tưới nước tiết kiệm, Viện đã giúp nâng cao năng suất mía đường lên gấp đôi so với trước kia.

Nổi bật ở giai đoạn 2015-2020 là việc Viện đã chọn tạo được hai giống mía xuất sắc LS1 và LS2 với tiềm năng 150-200 tấn/ha, trữ lượng đường 13-15%. LS1 và LS2 đã được nhân giống ở quy mô công nghiệp nhằm cung cấp cho các vùng trồng mía ở Bắc Trung Bộ.

Liên tục chuyển giao giống cây trồng

Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 2015-2020, Viện đã xây dựng và chuyển giao thành công hàng chục mô hình nhân giống cấy mô các giống mía, chuối, hoa, khoai môn, khoai sọ tầng vàng... cung cấp cây giống trong ống nghiệm (in vitro) sạch bệnh cho các cơ sở địa phương của các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Nội...

Trong những năm gần đây, Viện đã chuyển giao các mô hình lúa chất lượng cao, mô hình sản xuất giống đậu tương, khoai môn sọ cho các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cụ thể, năm 2018, Viện đã nghiên cứu và chuyển giao giống đậu nành dược liệu cho công ty Nam Dược. Từ đó, công ty đã xây dựng được một vùng trồng đậu nành dược liệu đầu tiên của Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới chứng nhận đạt chuẩn GACP-WHO.

 

{keywords}
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh (áo xanh, quần đen) cùng đoàn công tác thăm mô hình giống lúa DT88 tại Nghệ An

Ngoài ra, Viện đã chuyển nhượng bản quyền tác giả và hợp đồng sản xuất hạt giống các giống lúa cho các doanh nghiệp như Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thương mại Phú Thái (giống lúa TBJ3), Công ty CP giống cây trồng Thanh Hóa (giống lúa DT80), Công ty CP Đại Thành (giống lúa SHPT2), Công ty Hạt giống Việt (giống lúa SHPT60), Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình (DT88)...

Tổng Công ty Giống Cây trồng Trung Ương, Công ty giống Thái Bình, Công ty giống miền Nam, Tập đoàn Lộc Trời; Tổng công ty Mía đường Thành Công, công ty dược Nam Dược… là những đơn vị tiêu biểu ký hợp đồng hợp tác chiến lược về nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với Viện.

Riêng Trung tâm Nghiên cứu & phát triển Nấm (thuộc Viện) đã chuyển giao công nghệ về sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu cho 45 đơn vị và các địa phương trong cả nước.

Trung tâm đã đầu tư phát triển vùng sản xuất nấm mỡ và nấm rơm xuất khẩu tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Hải Phòng… đạt sản lượng trên 600 tấn nấm cung cấp cho Nhà máy đóng hộp nấm Nam Tiến. Đào tạo 160 khóa học về công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu tại Hà Nội và hàng trăm khoá học tại các địa phương.

Tiếp tục mở rộng hợp tác và nghiên cứu

Thành công trong nghiên cứu và chuyển giao, Viện Di truyền Nông nghiệp vẫn không ngừng mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước cũng như ứng dụng thực tế các kết quả nghiên cứu.

Hiện Viện vẫn tiếp tục xây dựng các dự án hợp tác quốc tế với các trường Đại học USTH (Pháp) hay Riverside (Mỹ), Viện RIKEN (Nhật) về các nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học trên đối tượng cây lúa, sắn. Đồng thời, các Phòng Thí nghiệm liên kết Việt-Pháp, Việt-Nhật-CIAT, Công nghệ Vi sinh đang tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu.

 

{keywords}
Viện đón đoàn chuyên gia nông nghiệp của Nhật Bản và Myanmar đến thăm và làm việc

Về hoạt động nghiên cứu, Viện đã ứng dụng và triển khai thành công một số chế phẩm sinh học cho cây trồng và thủy sản cho các địa phương trên cả nước như chế phẩm diệt nấm Ketomium, chế phẩm vi sinh tăng miễn dịch cây trồng, vi sinh xử lý ao nuôi tôm cá, chế phẩm xử lý rơm rạ cải tạo đất...

Ngoài ra còn có ứng dụng thành công vi khuẩn nội sinh phân hủy N-Acyl-L-homoserine lactones (AHLs) để phòng trừ bệnh thối nhũn khoai tây. Xây dựng các quy trình chẩn đoán sớm virus gây bệnh lúa lùn sọc đen bằng kỹ thuật ELISA (Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với Enzyme), chẩn đoán bệnh chổi rồng ở cây sắn...

Để phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về công nghệ sinh học, Viện đã nghiên cứu xây dựng được 40 phương pháp phát hiện và định lượng các sinh vật và sản phẩm biến đổi gen. Trong đó, Viện đã tạo được thành công 1 chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long và 1 chế phẩm vi sinh giúp bảo quản sữa tươi.

Là nơi truyền dạy kỹ năng và trải nghiệm thực tế cho các nhà nghiên cứu, Viện đã, đang và sẽ thu hút được nhiều nhà khoa học, gắn kết cùng nhau trong các dự án, dấn thân trong các thí nghiệm, góp phần cho sự phát triển chung của nông nghiệp công nghệ cao nước nhà trong tương lai.

Hữu Phương

 

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !