Tập trung nâng cao năng lực và phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Đề án 844 đã hỗ trợ được gần 2000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) và 500 doanh nghiệp doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, trong đó có 52 doanh nghiệp kêu gọi được vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng.

Sau hơn 04 năm triển khai, Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Đề án 844) đã đồng hành cùng hơn 100 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) và phát triển kế hoạch triển khai Đề án tại 53 tỉnh, thành trên toàn quốc.

Từ tháng 08/2020, Bộ KH&CN, Đề án 844 thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ năm 2021 đến hết ngày 07/09/2020. Các nhiệm vụ tập trung nâng cao năng lực đội ngũ sáng lập của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ sinh thái, cũng như thúc đẩy truyền thông và kết nối với các mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu.

{keywords}
Bộ KH&CN triển khai có hiệu quả Đề án 844, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo Chỉ thị số 9/CT-TTg ban hành 18/02/2020.

Theo ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thành viên Ban Điều hành Đề án 844 - trong năm 2020, tính đến tháng 5, số vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST Việt Nam đạt hơn 184 triệu đô-la Mỹ với 28 thương vụ mới được thực hiện. Con số này là tương đối tích cực trong bối cảnh đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp toàn cầu. Có được kết quả này một phần là do sự phát triển tương đối mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Việt Nam trong những năm qua. Trên cả nước hiện có 57 cơ sở ươm tạo (Business Incubator - BI) và 25 chương trình thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator – BA) cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng gấp 3-4 lần so với năm 2016.

Tuy nhiên, theo phân tích từ của trang tin quốc tế TechinAsia, khả năng thu hút vốn đầu tư mạo hiểm của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST Việt Nam ở giai đoạn đầu (Seed, Pre-A, Series A-D) kém hơn so với các doanh nghiệp Indonesia. Do đó, trong giai đoạn mới, Đề án 844 sẽ đẩy mạnh việc hợp tác cùng các đơn vị có năng lực để thúc đẩy hoạt động ươm tạo (incubate) và thúc đẩy kinh doanh (acclerate) các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST theo các lĩnh vực chuyên sâu nhằm gia tăng số lượng doanh nghiệp có tầm nhìn và khả năng cạnh tranh trong khu vực, cũng như cải thiện nguồn doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST đầu vào có thể phát triển lên ở các giai đoạn sau.

Theo đó, danh mục nhiệm vụ hằng năm định kỳ thuộc Đề án 844 thực hiện từ năm 2021 đã được Bộ KH&CN công bố mới đây theo Quyết định số 2148/QĐ-BKHCN với 13 nhiệm vụ, tập trung tìm kiếm các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn mong muốn đồng hành cùng Bộ KH&CN phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia. Những năm qua, Đề án 844 đã tiến hành tiếp nhận hơn 200 hồ sơ của các tổ chức tham gia thực hiện nhiệm vụ, tổ chức tuyển chọn 59 đơn vị chủ trì và 56 đơn vị phối hợp có năng lực, kinh nghiệm để triển khai 94 nhiệm vụ của Đề án trên toàn quốc.

Các đối tượng có thể tham gia thực hiện nhiệm vụ hàng năm, định kỳ của Đề án 844 tương đối đa dạng, bao gồm trường đại học, viện nghiên cứu; các tổ chức/ doanh nghiệp/tập đoàn/hiệp hội có hoạt động đào tạo, huấn luyện cho cá nhân khởi nghiệp ĐMST, huấn luyện viên, cố vấn khởi nghiệp ĐMST, nhà đầu tư khởi nghiệp, cán bộ quản lý; Tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp ĐMST; Tổ chức truyền thông cho khởi nghiệp ĐMST; Vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; Tổ chức thúc đẩy kinh doanh; …

Tham gia Đề án, các đơn vị được nhận hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án, kết nối chuyên gia về KNST trong và ngoài nước, cũng như đóng góp cho hệ sinh thái KNST trên nhiều phương diện. Đơn vị tham gia cần đáp ứng đủ điều kiện và có năng lực huy động nguồn lực trong nước/quốc tế để triển khai nhiệm vụ.

Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST có thể tham gia thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án 844 năm 2021 thuộc 05 nhóm nhiệm vụ chính, bao gồm: Đào tạo, nâng cao năng lực cho khởi nghiệp ĐMST; Truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam; Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới, kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tham gia các khóa tập huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài;  Tổ chức các sự kiện khởi nghiệp ĐMST của các ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu - cơ sở đào tạo có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp ĐMST; Hỗ trợ hoạt động của một số tổ chức vườn ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung.

Theo thống kê của Văn phòng Đề án 844, đến hết năm 2019, thông qua các tổ chức trung gian hỗ trợ KNST được tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ và thông qua chuỗi Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Techfest Vùng và Techfest quốc gia, Đề án 844 đã hỗ trợ được gần 2000 dự án khởi nghiệp ĐMST và 500 doanh nghiệp doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, trong đó có 52 doanh nghiệp kêu gọi được vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng.

Để tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844, các đơn vị nộp bộ hồ sơ gồm thuyết minh, dự toán và các văn bản, giấy tờ chứng minh kèm theo về địa chỉ Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia (Phòng 1116, trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Số 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội). Hạn cuối nộp hồ sơ: 17h ngày 07/09/2020.

Ngọc Tuân

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !