Thí điểm thực hiện quy tắc ứng xử trong bệnh viện
Thí điểm thực hiện quy tắc ứng xử trong bệnh viện
Y đức ở đây bao gồm đức độ, đạo đức làm người và khả năng về y thuật - Ảnh: internet |
Qui tắc ứng xử nâng cao Y đức” trong các BV gồm: Cán bộ nhân viên Y tế thực hiện văn minh giao tiếp ứng xử trong BV; tận tụy vì người bệnh; chào hỏi thân thiện, chỉ dẫn ân cần, tư vấn tận tình; thực hiện nói không với tiền, quà biếu của người bệnh là tình cảm của người thầy thuốc với người bệnh; tôn trọng cán bộ nhân viên Y tế là nét đẹp truyền thống đạo đức của mỗi người dân; giữ gìn nếp sống vệ sinh trong BV là góp phần xây dựng BV văn minh, hiện đại; đảm bảo an ninh, trật tự trong BV là trách nhiệm của cán bộ nhân viên Y tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng rất khó thực hiện việc nhân viên y tế không nhận quà
Trao đổi về vấn đề này, ông Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết: “Y đức ở đây bao gồm đức độ, đạo đức làm người và khả năng về y thuật. Người thầy thuốc có y đức và thân thiện phải là giỏi chuyên môn và có đạo đức làm người, thương bệnh nhân như thể thương thân. BS Phạm Duệ, Giám đốc trung tâm chống độc BV Bach Mai nói, chúng tôi đã làm từ lâu, luôn nhắc nhở nhân viên trong khoa phải thân thiện với bệnh nhân, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trước khi có chương trình thí điểm, chúng tôi đã triển khai triệt để tới các cán bộ nhân viên trong khoa. Để làm tốt quy tắc này, thì nhân viên y tế phải xem bệnh nhân như là người nhà của mình...
Theo một thống kê mới đây của công doàn y tế Việt Nam, có đến 37% người dân nghĩ việc cán bộ y tế nhận quà hoặc tiền sau khi làm nhiệm vụ “không phải là hành động tham nhũng” và 18% cho rằng khó xác nhận xem đó có phải là tham nhũng hay không. Đúng là ranh giới giữa vòi vĩnh và " cảm ơn cũng rất khó xác định. PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết, khi triển khai thí điểm hay làm trên diện rộng thì cũng phải phân định cho rõ. Nếu đó là phong bì mà bác sỹ, điều dưỡng “vòi vĩnh”, đòi bệnh nhân đưa rồi mới khám hay chăm sóc thì cần xử lý nghiêm khắc nhưng nếu đã hoàn tất việc khám hay điều trị thì đó lại là chuyện khác”. Trên thực tế, ông Quyết cho biết, có không ít trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện rồi quay lại cũng dùng phong bì để cảm ơn bác sỹ. Trong những trường hợp đó, nếu bác sỹ có nhận thì cũng không thể xử phạt được.
Chị TL, nhà ở Lò Đúc, Hà Nội cho biết, tôi là người thường xuyên phải vào viện vì sức khỏe yếu, bệnh nặng hay phải lên bàn mổ, có khi một năm mổ 2-3 lần. . Chị L cho biết, chuyện đưa phong bì cho nhân viên y tế là chuyện thường tình đã có từ lâu. Khi vào viện trong tình trạng nước sôi lửa bỏng, không thể không đưa phong bì cho BS, và nhìn thấy việc đó ở bệnh nhân khác nên không thể không làm theo. Tôi nghĩ việc thực hiện quy tắc ứng xử rất khó.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế, muốn làm thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong bệnh viện thì điều đầu tiên phải làm đó là pải đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên y tế, đào tạo đội ngũ bác sỹ y tá có trình độ chuyên môn...Đồng thời xây dựng đồng bộ, hệ thống bệnh viện lớn, đầu tư thêm trang thiết bị, giảm tải cho BS ở bệnh viện lớn...
Tâm tâm