Thí điểm cách ly F1 tại nhà: 4 điều kiện cần có

Hiện nay ổ dịch lớn nhất cả nước là Bắc Giang và hiện tỉnh này đang có 71 nghìn người trong vùng giãn cách xã hội, 13 nghìn người trong khu cách ly tập trung.

 

Phát hiện hơn 300 ca dương tính với nCoV ở Bắc Giang, Bộ Y tế họp khẩn

Phát hiện hơn 300 ca dương tính với nCoV ở Bắc Giang, Bộ Y tế họp khẩn

Theo thông tin từ bộ phận công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang, đến đầu giờ chiều ngày 25/5 tại Bắc Giang đã ghi nhận thêm hơn 300 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

 

Trong khi đó, Bắc Ninh ghi nhận 507 ca mắc Covid-19, đã rà soát được gần 37 nghìn trường hợp F1 và F2, trong đó, cách ly y tế 31 nghìn trường hợp. Số người là F1 phải cách ly tập trung lên tới hàng chục nghìn người, quá tải cho các cơ sở cách ly tại hai địa phương này. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã đưa ra phương án cách ly F1 tại nhà.

Theo ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế, việc thí điểm cách ly F1 sẽ làm thí điểm tại Bắc Giang và Bắc Ninh, không phải trên quy mô cả nước và không phải với tất cả F1. Do đó, các đối tượng F1 cần được hai địa phương này phân loại rất kỹ. Những người tiếp xúc rất gần và có nguy cơ vẫn phải cách ly tập trung. Còn người tiếp xúc ở khoảng cách xa trên 2 mét thì có thể cách ly tại nhà.

Tra đổi với chúng tôi về việc cách ly tại nhà, PGS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết hiện nay một số vấn đề về cách ly vẫn còn chút máy móc. Ví dụ như  trong một nhà máy khi có ca nhiễm thì toàn bộ công nhân nhà máy đó được coi là F1 và được xét nghiệm PCR theo mẫu đơn, phải cách ly tập trung.

PGS Phu cho rằng thay vì cách ly máy móc như hiện tại, các cơ quan chức năng cần phân loại F1 thành nhóm nguy cơ cao là người làm cùng bộ phận, phân xưởng, những F1 ít nguy cơ hơn để từ đó áp dụng kết hợp xét nghiệm PCR mẫu đơn, xét nghiệm nhanh, xét nghiệm mẫu gộp nhiều mẫu đơn.

Đồng thời, có thể thực hiện cách ly tập trung đối với F1 nguy cơ cao; cách ly nghiêm ngặt tại nhà đối với F1 nguy cơ thấp như cách đã làm cách ly tại nhà đối với F2 điều này cũng giảm nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly hơn. Thực tế, nhiều trường hợp lây nhiễm chéo trong khu cách ly đã xảy ra, nhiều F1 xuống thành F0. Nếu thực hiện cách ly giám sát chặt chẽ tại nhà được vẫn đảm bảo phòng chống dịch.

{keywords}
Xét nghiệm cho người dân tại Thuận Thành, Bắc Ninh. 

Cùng quan điểm PGS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết việc cách ly tại nhà ở các vùng dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh hoàn toàn hợp lý. Với số người cách ly lên tới hàng chục nghìn người thì đây thực sự là một gánh nặng cho các khu cách ly tập trung.

PGS Nhung cho rằng việc phân loại F1 hiện nay để cho cách ly tập trung chúng ta cần xác định rất rõ ràng. Để xác định F1 cần các yếu tố tiếp xúc như thế nào trong 2 mét, thời gian tiếp xúc, khi tiếp xúc có mang khẩu trang, phòng hộ hay không. Tuy nhiên, việc cách ly thì không nên chọn F1 có đứng gần F0 hay không mà cần đảm bảo 4 điều kiện phân loại F1 để cách ly hiệu quả cao.

Thứ nhất, những người được cách ly có đủ kiến thức, thái độ đúng và thực hành chuẩn. 

Thứ hai, có đủ cơ sở vật chất tại nhà, chẳng hạn có phòng riêng. 

Thứ ba, người phục vụ ở trong nhà cho F1 cũng phải hiểu biết, có thái độ nghiêm túc, thực hành chuẩn. Một vấn đề khó là người trong gia đình thường cũng là F2, cũng phải cách ly, vậy cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu phải được tổ chức hỗ trợ mua sắm bởi các tổ Covid-19 cộng đồng, hoặc chính quyền địa phương… 

Thứ tư, rất quan trọng là điều kiện về giám sát, đánh giá. Chúng ta có thể áp dụng công nghệ 4.0, lắp đặt camera theo dõi, F1 cách ly tại nhà phải ký cam kết, gia đình cũng phải ký cam kết, nếu làm không chuẩn mà để hậu quả lây lan cộng đồng sẽ bị xử lý theo pháp luật. Việc lắp camera giám sát chi phí còn ít hơn việc đưa đi cách ly tập trung như hiện nay. 

Đối với mỗi người trong cộng đồng, PGS Nhung khuyến cáo nên thực hiện 5K nghiêm túc đang là vũ khí hết sức quan trọng. Không có 5K thì chúng ta sẽ vỡ trận ngay lập tức trong khi chờ đợi vaccine được tiêm phổ cập và phát huy tác dụng.

Bằng chứng trên thế giới rất rõ, nước Mỹ đã trải qua giai đoạn rất khó khăn vì dịch bệnh nhưng đến giờ phút này họ đã vượt qua. Việt Nam chúng ta đang cố gắng tiếp cận vaccine càng sớm càng tốt.

 Khánh Chi 

 

Hà Nội thêm 10 ca dương tính nCoV, 8 ca liên quan đến Công ty T&T

Hà Nội thêm 10 ca dương tính nCoV, 8 ca liên quan đến Công ty T&T

CDC Hà Nội thông tin, tính đến 11 giờ trưa nay (25/5), Hà Nội ghi nhận thêm 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 8 trường hợp thuộc chùm ca bệnh tại Times City và Công ty T&T.

 

 

 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !