Trump trục xuất người nhập cư khác gì với Obama?

Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ John Kelly đã tiết lộ một văn bản hướng dẫn mới hôm 22/2, trong đó chỉ ra kế hoạch thực thi mệnh lệnh hành chính mới của Tổng thống Trump về việc trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp.

Business Insider trích lời của Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer cho hay mục tiêu của sắc lệnh mới không phải là tạo ra “hoạt động trục xuất trên quy mô lớn” mà là để loại trừ khả năng chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm Obama đã cho phép những người nhập cư không có giấy tờ sinh sống và trở thành một mối nguy hiểm cho nước Mỹ.

“Hãy nhớ rằng, tất cả những ai sinh sống bất hợp pháp đều có thể là đối tượng phải rời đi bất cứ lúc nào. Tổng thống muốn nhắc nhở các cơ quan chức năng rằng: Các bạn có một nhiệm vụ. Có những điều luật cần phải được tuân thủ. Các bạn nên làm công việc của mình và tuân thủ theo luật pháp”, ông Spicer cho biết.

Trump trục xuất người nhập cư khác gì với Obama? - ảnh 1

Sắc lệnh di trú mới của ông Trump sẽ có nhiều điểm khác biệt với thời ông Obama. Nguồn: Reuters

Vậy chính sách nhập cư mới của chính quyền Donald Trump sẽ như thế nào và ra sao nếu so sánh với hành động thời ông Obama?

Thứ nhất, một câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu người nhập cư không được cấp phép ở Mỹ? Dữ liệu chính thức từ Bộ An ninh nội địa (DHS) cho thấy có khoảng hơn 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ đang sống ở Mỹ, chiếm khoảng 3% tổng dân số.

Thứ hai, bao nhiêu người đã bị ông Obama trục xuất trong 8 năm qua? Trong suốt 2 nhiệm kỳ tại Nhà Trắng, Cơ quan thực thi hải quan và di trú (ICE) đã trục xuất hơn 3,1 triệu người nhập cư bất hợp pháp. Theo DHS, hầu hết những người nhập cư không giấy tờ đều bị bắt vì phạm tội ở trong nước chứ không phải ở biên giới.

Năm 2016, các quan chức ICE đã buộc 240.255 người phải rời khỏi Mỹ, 58% trong số đó từng có tiền sử phạm tội. Trong số 65.332 người bị bắt trong nước, 92% đã bị kết án một tội danh.

Điểm giống nhau là gì?

Thứ nhất là DACA. Tổng thống Trump đã không thay đổi điều khoản “Tạm hoãn thi hành việc trục xuất những người đến Mỹ từ khi còn nhỏ (DACA) trong mệnh lệnh hành chính năm 2012 của ông Obama. Chương trình này cho phép những người nhập cư dưới 31 tuổi, đến Mỹ từ khi còn là một đứa trẻ có thể nộp đơn xin hoãn trục xuất, có nghĩa là chính phủ sẽ không trục xuất họ trong hai năm và cho họ cơ hội làm việc hợp pháp ở Mỹ.

Những người này có thể tái nộp đơn xin DACA nếu họ vẫn đáp ứng được yêu cầu. Cơ quan di trú và công dân sẽ quyết định từng trường hợp có thể ở lại hay không. Chính quyền của ông Obama đã cố gắng mở rộng chương trình này năm 2014, cho phép cả cha mẹ của những người có thẻ xanh hoặc của những trẻ em được ưu tiên theo diện DACA ở lại Hoa Kỳ, tuy nhiên tòa án liên bang đã bác mệnh lệnh này và Tòa án tối cao vẫn “treo” phán quyết sau khi kết quả bỏ phiếu hòa.

Trump trục xuất người nhập cư khác gì với Obama? - ảnh 2

Người dân Mỹ biểu tình phản đối lệnh hạn chế người nhập cư của ông Trump. Nguồn: BI

Bảo vệ các địa điểm nhạy cảm: chính sách của DHS ngăn chặn các hoạt động ép buộc tại “những địa điểm nhạy cảm”, bao gồm trường học, địa điểm tôn giáo, bệnh viện và tại các cuộc diễu hành công cộng như biểu tình. Chính sách này cho phép những người nhập cư bất hợp pháp có thể tới các địa điểm trên mà không lo sợ bị trục xuất hay bắt giữ.

Nhắm đến những người phạm tội trước tiên: chính quyền cựu Tổng thống Obama ưu tiên việc thực thi mệnh lệnh hành pháp với những người nhập cư bị kết án, những đối tượng đe dọa tới an ninh quốc gia và các thành viên băng nhóm. Điều này không thay đổi theo sắc lệnh mới của ông Trump.

“Tất cả những người vi phạm luật di trú có thể sẽ là đối tượng bị bắt, giam giữ và cuối cùng là buộc phải rời khỏi Mỹ. Tuy nhiên, bản hướng dẫn thực thi sắc lệnh cũng làm rõ rằng ICE nên phân loại một vài dạng người phạm tội cần trục xuất, bắt đầy với những người có hành vi chống đối”, một quan chức DHS cho biết.

Điểm khác biệt là gì?

Không chỉ có tội phạm: nói ngắn gọn, mục tiêu của ông Trump là trục xuất nhiều người nhập cư không giấy phép hơn ông Obama đã làm, và phải nhanh hơn.

10.000 đặc vụ: Tổng thống Donald Trump có kế hoạch tuyển khoảng 10.000 đặc vụ mới cho ICE, giúp cơ quan này tăng gấp ba lần số nhân viên kể từ khi tuyển thêm 5.700 nhân viên dưới thời ông Obama. Ông Kelly cũng chỉ rõ rằng chính quyền mới sẽ khuyến khích và đào tạo các quan chức hành pháp địa phương để thực hiện công việc của ICE, như bắt giữ những nghi phạm nhập cư trái phép theo chương trình 287. Tuy nhiên, rất nhiều thị trưởng đã tuyên bố thành phố của mình là nơi “tôn nghiêm” và cơ quan thực thi pháp luật của họ sẽ không tham gia vào chương trình này.

Trump trục xuất người nhập cư khác gì với Obama? - ảnh 3

Sẽ có nhiều người nhập cư bị trục xuất hơn dưới tay ông Trump. Nguồn: AP

Dưới thời ông Obama, các nhân viên ICE viện dẫn quy định “dỡ bỏ thực thi” khi họ tiếp cận những người nhâp cư trái phép trong vòng 100 dặm gần biên giới Mỹ và trong vòng 14 ngày tính từ khi họ vượt qua biên giới. Tuy nhiên, sắc lệnh mới của ông Trump đã mở rộng quy định này, nhắm tới cả các đối tượng nhập cư trái phép đã sinh sống ở Mỹ tối đa là 2 năm cho dù họ bị bắt ở đâu đi chăng nữa.

Hủy bỏ quy định bảo vệ riêng tư: chính sách có từ thời cựu Tổng thống George W. Bush này được ông Obama giữ lại nhưng ông Trump đã thay đổi. Chính quyền Bush đã mở rộng các quyền cá nhân bao gồm thông tin nhận dạng của những người nhập cư bất hợp pháp do các cơ quan như DHS thu thập. Trong khi đó, chính quyền Trump sẽ không duy trì quy định này.

Biên giới: bản hướng dẫn của DHS cho biết các nguồn tài chính liên bang sẽ được dùng để mở ộng các trung tâm giam giữ người nhập cư và để xây bức tường dọc biên giới Mexico. Hiện chưa rõ hoạt động này sẽ tốn chi phí bao nhiêu dù trước đó DHS từng công bố báo cáo dự đoán kinh phí cho bức tường là khoảng 21,6 tỷ USD.

Xin tị nạn: sắc lệnh mới của ông Trump thay đổi quy trình xin tị nạn tại Mỹ với lý do họ phải chịu đựng sự ngược đãi ở quê nhà dựa trên chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hay nhóm xã hội. Dưới thời ông Obama, các nhân viên xét đơn tị nạn thường chuyển những trường hợp này tới tòa án để quyết định. Song, mệnh lệnh của ông Trump hướng dẫn các quan chức tự quyết định liệu đối tượng làm đơn này có đáng tin hay không, có thực sự sợ hãi phải quay trở lại quê hương hay không trước khi chuyển lên cơ quan cao hơn.

“Mục đích của DHS là đảm bảo tiến trình xin tị nạn không bị lạm dụng. Các nhân viên cơ quan tị nạn đang được hướng dẫn để tiến hành thẩm vấn những người nộp đơn với những biện pháp có thể giúp họ nhận biết được tất cả các thông tin chân thực từ người nhập cư, để từ đó đưa ra quyết định phù hợp luật pháp”, DHS cho biết.

Tuệ Minh (lược dịch)

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !