Sự nguy hiểm khi Triều Tiên thay đổi sứ mệnh của vũ khí hạt nhân

Tuyên bố mới nhất của Chủ tịch Kim Jong-un dường như ám chỉ Triều Tiên đã thay đổi sứ mệnh của các loại vũ khí hạt nhân.  

Theo giới phân tích, giữa lúc tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sắp chính thức làm lễ nhậm chức vào ngày 10/5, Triều Tiên lại đang tạo ra thêm mối đe dọa bằng việc phát triển năng lực hạt nhân.

Vào tối ngày 25/4, Triều Tiên đã tổ chức diễu binh tại Quảng trường Kim Nhật Thành để kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội quốc gia. Tuyên bố tại sự kiện, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh lực lượng hạt nhân quốc gia không chỉ đảm nhận ngăn chặn chiến tranh, mà còn thực hiện tấn công bất cứ ai xâm phạm “các lợi ích cơ bản” của Triều Tiên.

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc diễu binh hôm 25/4. (Ảnh: KCNA)

“Tuyên bố của ông Kim gửi đi thông điệp rằng, Triều Tiên có thể sử dụng các loại vũ khí hạt nhân để phủ đầu tùy thuộc vào tình hình, và thoải mái hơn trong việc đe dọa hạt nhân nếu cần thiết”, Reuters dẫn lời ông Cha Du-hyeogn, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul.

Trả lời Reuters, tân Tổng thống Yoon đã gọi chính sách hạt nhân của Triều Tiên là “hoang tưởng”.

“Họ đã không nhận thức được rằng, họ không thể giành được gì khi dùng vũ khí hạt nhân”, ôn Yoon nhấn mạnh.

Phát ngôn viên cua ông Yoon nhận định, “rõ ràng những tuyên bố của Triều Tiên về việc phát triển vũ khí hạt nhân vì mục đích phòng thủ chỉ là lời nói dối”.

Lâu nay, Triều Tiên khẳng định quốc gia này phản đối chiến tranh và các loại vũ khí hạt nhân chỉ phục vụ mục đích phòng vệ, cũng như bảo vệ quốc gia trước những chính sách “thù địch” từ phía Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Quân đội Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận liên quan tới tuyên bố của Chủ tịch Kim trong cuộc duyệt binh vào tối ngày 25/4. Tuy nhiên, quân đội Mỹ khẳng định chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên “đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế”.

Liên quan tới tuyên bố của ông Kim về yêu cầu đề ra với lực lượng hạt nhân Triều Tiên, bà Melissa Hanham, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Hợp tác và An ninh quốc tế (CISAC) tại Đại học Stanford ở California, nhận định “Chúng tôi gọi đó là ‘mối đe dọa để mọi việc được sắp đặt ngẫu nhiên'".

“Tuyên bố là nhằm buộc đối thủ phải lùi bước, và né tránh những hành động có thể kích động chiến tranh hạt nhân. Đây còn là dạng chính sách bên miệng hố chiến tranh cho thấy cuộc chiến hạt nhân có thể bùng nổ chỉ vì hiểu nhầm hoặc sự cố bất ngờ”, bà Hanham nói thêm.

“Ông Kim hiện chưa hài lòng với chương trình thử nghiệm công nghệ mới, nên yêu cầu các đơn vị quân sự diễn tập năng lực tấn công những mục tiêu nằm trên lãnh thổ Nhật Bản và Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Lối suy nghĩ về hạt nhân kiểu này có thể tạo ra thiên hướng bất ổn liên quan tới sự cố bất ngờ hoặc hiểu nhầm”, bà Hanham cho biết thêm. 

Luật hạt nhân

Vào năm 2013, Triều Tiên công bố chính thức bộ luật về quan điểm là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo bộ luật, chỉ Chủ tịch Kim Jong-un có thể hạ lệnh “đẩy lùi sự xâm chiếm hoặc tấn công từ một quốc gia thù địch sở hữu vũ khí hạt nhân và tiến hành tấn công đáp trả”.

{keywords}
ICBM Hwasong-17 xuất hiện trong cuộc diễu binh của Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)

Cũng theo bộ luật, Triều Tiên sẽ không sử dụng các loại vũ khí hạt, hoặc đe dọa dùng vũ khí hạt nhân chống lại những quốc gia phi hạt nhân, trừ khi họ tham gia cùng một nước hạt nhân đối địch để tấn công Triều Tiên.  

Song những tuyên bố sau đó của Triều Tiên lại cho thấy quốc gia này đã thay đổi nguyên tắc ban đầu. Điển hình, vào năm 2016, quân đội Triều Tiên đe dọa thực hiện “tấn công hạt nhân phủ đầu” nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ.

Hay vào tháng Tư năm nay, em gái của Chủ tịch Kim là bà Kim Yo Jong cũng có tuyên bố cảnh báo Triều Tiên sẽ không do dự sử dụng các loại vũ khí hạt nhân trong trường hợp tấn công Hàn Quốc, quốc gia không có kho vũ khí hạt nhân.

Ngay cả tuyên bố mới nhất của ông Kim về việc bảo vệ “các lợi ích nền tảng” của Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân cũng không xuất hiện trong những nguyên tắc nằm trong bộ luật được công bố vào năm 2013.

“Điều này có nghĩa Triều Tiên cho rằng quốc gia này có thể sử dụng các loại vũ khí hạt nhân trước dựa trên đánh giá độc đoán, chứ không theo tình huống quân sự”, ông Park Won-gon, Giáo sư chuyên nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Nữ Ewha ở Seoul cho hay.

Mối quan ngại về chính sách hạt nhân của Triều Tiên gia tăng thời gian gần đây, sau khi quốc gia này cho thực hiện vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tầm xa. Đây là vụ phóng ICBM đầu tiên được Triều Tiên tiến hành kể từ năm 2017. Cụ thể, Triều Tiên thông báo đã phóng thử thành công ICBM thế hệ mới nhất và cỡ lớn nhất mang tên Hwasong-17 vào ngày 24/3. Song giới chức Hàn Quốc lại khẳng định vụ phóng Hwasong-17 lần đầu tiên của Triều Tiên là vào ngày 16/3 và đã thất bại. Còn vào ngày 24/3, Triều Tiên cho phóng tên lửa phiên bản cũ hơn là Hwasong-15.

Nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ còn tiếp tục thực hiện thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân khác trong thời gian tới. Trong năm nay, Triều Tiên đã thực hiện 12 lần phóng thử tên lửa và riêng trong tháng Một là 7 vụ phóng.

Phản ứng sau bài phát biểu của Chủ tịch Kim tại lễ diễu binh vào tối ngày 25/4 với màn phô trương các tên lửa có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân, nhóm cố vấn của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon cho hay “xây dựng năng lực để ngăn chặn những vũ khí này hiện là nhiệm vụ cấp thiết nhất”. Nhận định này càng làm tăng sức nóng cho cuộc đua vũ trang giữa Hàn – Triều mà trong đó chú trọng tới các loại vũ khí và tên lửa có sức công phá lớn.

Năng lực hạt nhân của Triều Tiên đã đến mức đáng báo động?

Năng lực hạt nhân của Triều Tiên đã đến mức đáng báo động?

Chuyên gia nhận định thật nguy hiểm khi nghĩ Triều Tiên còn phải mất nhiều năm nữa mới thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân để tích hợp trên tên lửa.

Minh Thu (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !