Cựu Tổng thống Kuchma kêu gọi lãnh đạo Hoa Kỳ xin lỗi Ukraine

Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump phải xin lỗi Kiev vì các nước đã ký Biên bản ghi nhớ Budapest đã “lừa dối” Ukraine.

Cựu Tổng thống Ukraine Kuchma

Phát biểu bên lề Hội nghị “Chiến lược châu Âu Yalta”, Cựu Tổng thống Ukraine Kuchma cho biết: "Người ta đã lừa dối Ukraine, nhưng điều quan trọng là cần phải trở lại và nói xin lỗi, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ Ukraine tích cực hơn trong vấn đề này (chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ), vấn đề mà ngày nay thật là khủng khiếp, không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với châu Âu và thế giới".

Biên bản ghi nhớ Budapest được ký ngày 5/12/1994 giữa các nhà lãnh đạo của Ukraine, Nga, Mỹ và Anh, biên bản này đã thực sự trở thành một tài liệu quan trọng, qua đó xóa bỏ vũ khí hạt nhân của Ukraine và đặt nền móng cho việc gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Biên bản ghi nhớ Budapest năm 1994 đã quy định chuyển giao các đầu đạn hạt nhân còn lại ở Ukraine tới Nga để đổi lấy sự trợ giúp quân sự trong trường hợp bị một cuộc tấn công cũng như bảo đảm sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Kiev phải từ bỏ tất cả kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và tham gia vào Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân.

Nhưng đến năm 2014, Biên bản nghi nhớ Budapest 1994 dường như trở nên vô giá trị. Kiev đã viện cớ phàn nàn về "sự phản bội của phương Tây” và sự vi phạm biên bản này của điện Kremlin, trong khi Nga tuyên bố vẫn tôn trọng hiệp ước.

Rõ ràng là, nhìn từ phía Ukraine, việc từ bỏ vũ khí hạt nhân cho thấy sự vô lý và bất lợi đối với mong muốn tự nhiên của một quốc gia trong việc đảm bảo sự tồn tại của mình chống lại một thế lực mạnh hơn từ bên ngoài.

Theo suy nghĩ truyền thống, vũ khí hạt nhân là “thẻ bảo hiểm nhân thọ” cuối cùng đối với một quốc gia, bất kể quy mô và khả năng của các lực lượng tác chiến thông thường trên bộ. Dựa vào khả năng hủy diệt lớn của loại vũ khí này, việc sẵn sàng sử dụng chúng trong trường hợp bị một cuộc tấn công, sẽ tạo ra sự sợ hãi thậm chí cả với những đối thủ có vũ khí hạt nhân.

Suy nghĩ này vốn rất thịnh hành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng thực tế, các vấn đề như chi phí bảo trì, yêu cầu công nghệ và các vấn đề an toàn lại tạo ra một loạt khó khăn để biến lý thuyết trên thành hiện thực.

Trí Đức (Lược dịch)

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !