Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2019

Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2019), HLHTNVN và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức Lễ phát động “Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe công đồng” năm 2019 và cuộc thi “Đi bộ vì sức khỏe – walk your healt".

Chủ tịch Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Trần Thanh Mẫn, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và ông Kidong Park – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cùng hơn 500 y bác sĩ trên địa bàn Hà Nội và 2000 Đoàn viên thanh niên cùng hàng ngàn người dân tham gia khám bệnh, sàng lọc.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao các suất quà cho bệnh nhân Ung thư có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là năm thứ 10, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức hoạt động khám chữa bệnh đồng loạt trên cả nước, năm nay Hành trình với chủ đề “Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh”.

Hành trình năm nay là hoạt động hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và chào mừng Đại hội Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp, hành trình diễn ra từ 1/5 đến 28/6 với các hoạt động: khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho nhân dân, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong cả nước; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, mổ mắt miễn phí cho người cao tuổi, phẫu thuật dị tật bẩm sinh cho trẻ em; khám sàng lọc bệnh mạn tính: Ung thư, tim mạch, tiểu đường; tập huấn các phương pháp sơ, cấp cứu cơ bản cho giáo viên và tư vấn dinh dưỡng cho cha mẹ học sinh tại các trường mầm non, tiểu học; tổ chức các ngày hội rửa tay bằng xà phòng phòng chống dịch bệnh cho trẻ em và vận động người dân tăng cường vận động thể chất và giới thiệu đăng ký tham gia Cuộc thi “Đi bộ vì sức khỏe”.

Với 2 hoạt động chính này, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sẽ nhận 2 kỷ lục Việt Nam -“Chương trình có số người được khám bệnh, sàng lọc bệnh mạn tính nhiều nhất trong 1 ngày” và “Chương trình đi bộ có số người tham gia nhiều nhất trong 1 ngày”

Theo Ban tổ chức đề ra của Hành trình năm 2019 (đăng ký 62/63 Tỉnh thành) sẽ thu hút 20.000 thầy thuốc trẻ tham gia, với 300.000 người dân được khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí với  60.000 người  dân được khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm.

Cũng trong hành trình các bác sĩ trẻ sẽ cung cấp kiến thức và vận động sinh hoạt thể chất cho 500.000 người, mổ mắt miễn phí cho 1.000 người cao tuổi; tập huấn các phương pháp sơ, cấp cứu cơ bản cho 5.000 giáo viên của 700 trường mầm non, tiểu học trong toàn quốc;  50.000 trẻ em tham gia Ngày hội rửa tay bằng xà phòng phòng chống dịch bệnh;  Vận động hội viên, thanh niên hiến máu tình nguyện: tiếp nhận được 20.000 đơn vị máu.

Tại lễ phát động cấp Trung ương, hơn 100 thầy thuốc trẻ cùng Đoàn viên thanh niên Thủ đô sẽ triển khai các hoạt động khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 2000 người dân, tổ chức khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp và xét nghiệm tiểu đường, tổ chức khám sàng lọc ung thư vú cho 200 phụ nữ cùng nhiều hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đặc biệt, hưởng ứng hoạt động “hạn chế tối đa sử dụng rượu bia”, bệnh viện Việt Đức tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cơ bản cho người dân khi bị hoặc chứng kiến tai nạn giao thông, đồng thời tuyên truyền thông điệp sử dụng rượu, bia là nguyên nhân gây bệnh không lây nhiễm, giảm sử dụng rượu, bia giảm là giảm đột quỵ, giảm tử vong; phòng, chống tác hại rượu, bia chính là phòng, chống ung thư cùng các bệnh mạn tính nguy hiểm khác.

Đây là hoạt động thể hiện quyết tâm của ngành Y tế trong phòng chống tác hại của rượu bia, đặc biệt khi kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ xem xét về dự thảo Bộ luật này.

Cũng nhân dịp này, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ y tế, Văn phòng tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Công đoàn Ngành Y tế cũng phát động Cuộc thi “Đi bộ vì sức khỏe – Walk for your health”, chương trình này nằm trong chuỗi hoạt động “Walk your talk” do Tổ chức Y tế thế giới phát động trên toàn cầu.

Chương trình được tổ chức trong vòng 100 ngày và dự kiến bắt đầu từ ngày 28/6/2019 đến hết ngày 5/10/2019. Đây là Sáng kiến đã được đưa ra tại trụ sở của WHO tại Geneva. Sáng kiến này nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh tại nơi làm việc và phản ánh cam kết của nhân viên y tế, thúc đẩy chiến lược toàn diện cho một nơi làm việc lành mạnh và giải quyết các vấn đề sức khỏe, bao gồm hoạt động thể chất, sức khỏe và an toàn và dinh dưỡng nghề nghiệp.

Tại lễ phát động, các đại biểu sẽ tham gia đi bộ 4 km quanh khu vực Tổ chức, hoạt động này cũng được diễn ra tại 63/63 Tỉnh thành trên cả nước trong ngày 19-5.

Chỉ tính riêng trong ngày 19/5, hơn 100,000 người dân sẽ được khám bệnh, sàng lọc và cấp phát thuốc miễn phí và hơn 50,000 người, chủ yếu là cán bộ ngành Y tế và thanh niên sẽ đi bộ 10,000 bước chân hưởng ứng chương trình “Đi bộ vì sức khỏe” , vì một Việt Nam khỏe mạnh.

Với 2 hoạt động chính này, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sẽ nhận 2 kỷ lục Việt Nam - “Chương trình có số người được khám bệnh, sàng lọc bệnh mạn tính nhiều nhất trong 1 ngày” và “Chương trình đi bộ có số người tham gia nhiều nhất trong 1 ngày”.

Phương Liên

Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

Đang cập nhật dữ liệu !