Thầy chủ nhiệm là người sinh ra tôi một lần nữa

Tháng 11 chảy trôi qua những ngày se lạnh đầu đông bên cạnh guồng quay lo toan của cuộc sống đời thường. Ngày 20/11 sắp đến, tôi lại nhớ người thầy của tôi, người đã tạo động lực giúp tôi bước tiếp và có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Ai đó đã từng nói rằng, thời đi học là quãng thời gian tươi đẹp, vô tư nhất của đời người. Với tôi, ngoài những kỷ niệm thân thương cùng bạn bè, tôi lại nhớ về người thầy đáng kính của mình, chính thầy là người truyền cảm hứng để tôi tiếp tục bước tiếp.

Mùa hè năm 2010, khi tôi đang học lớp 12, như bao ngày khác, tôi vẫn lên lớp bình thường. Học được nửa buổi, tôi phải nghe tin sốc từ người anh con bác tức tốc chạy lên lớp báo tin mẹ tôi mất sau một cơn đột quỵ.

Tôi như không tin vào tai mình, trời đất sụp xuống, lúc đấy tôi như người vô hồn, và anh họ tức tốc đưa tôi về nhà. Mẹ tôi làm mẹ đơn thân, có duy nhất mình tôi, mẹ mất để lại tôi vơ vơ một mình giữa cõi đời này. Nỗi đau mất mẹ như biến cố của cuộc đời, dù tôi có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể nào vượt qua được.

Đau khổ cùng họ hàng lo chuyện hậu sự cho mẹ xong, phải một thời gian sau đó tôi mới bình tĩnh trở lại, tiếp tục đến trường. Nói là đi học nhưng trong tâm trí tôi không thể nào nguôi ngoai nỗi đau để tập trung vào sách vở. Trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời, chính thầy chủ nhiệm là người kéo tôi ra khỏi cuộc sống mang màu xám xịt, tiếp tục trên con đường học hành để có công việc ổn định như ngày hôm nay.

Tôi là dân tỉnh lẻ, thấu hiểu nỗi cực nhọc của mẹ nên tôi cố gắng, quyết tâm học với ao ước vào trường Đại học Ngoại thương để sau này có thể giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Sau cú sốc cuộc đời, tôi tưởng chừng sẽ không thể đi học và từ bỏ tất cả, nhưng không, thầy đã giúp tôi tiếp tục thực hiện ước mơ dang dở.

Thầy giáo của tôi dạy môn Toán. Nhiều người nghĩ giáo viên dạy Toán thường khô khan, không có cảm xúc. Tuy nhiên, không phải vậy, chính thầy là người động viên tôi bằng sự chí tình chí lý, giúp tôi vượt qua nỗi đau để tiếp tục học hành.

Có những ngày vì tôi chán nản nên không lên lớp nên sau giờ dạy, thầy đến tận nhà, trực tiếp nói chuyện động viên tôi quay trở lại trường. Chính thầy là người chạy đôn chạy đáo lo mọi thủ tục, giấy tờ xin trợ cấp để tôi có thể đi học như bao bạn bè đồng trang lứa.

Thậm chí, thầy còn đứng lên kêu gọi sự chung tay, ủng hộ của các mạnh thường quân để tôi tiếp tục đến trường. Thầy là người sinh ra tôi một lần nữa.

{keywords}
Thầy là người sinh ra tôi một lần nữa (Ảnh minh họa)

Hồi tôi thi đại học phải đến trực tiếp trường đăng ký để làm bài thi, không giống kỳ thi tốt nghiệp bây giờ. Thầy là người trực tiếp đưa tôi từ quê lên thành phố, đăng ký vào ký túc xá của trường làm chỗ nghỉ ngơi để tôi có sức bước vào kỳ thi.

Và rồi ông trời cũng không phụ công sức cố gắng của thầy và trò, tôi thi đậu vào trường Đại học Ngoại thương như mong muốn trước đây, trở thành tân sinh viên, niềm tự hào của nhiều anh em họ hàng và đặc biệt là thầy chủ nhiệm.

Ngày tiễn tôi lên thành phố theo học, thầy nói với tôi rằng: “Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng thầy tin em sẽ làm được”. Chính câu nói của thầy làm động lực để tôi tiếp tục cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa trong suốt 4 năm đại học.

Lên đại học tôi vừa chăm chỉ học hành, tranh thủ thời gian rảnh làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Cũng may, tôi cố gắng giành được học bổng hỗ trợ với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để có tiền đóng học phí và các khoản chi tiêu khác.

Hiện giờ, tôi ra trường đã được 6 năm, cũng có công việc ổn định trên thành phố. Chiều nay, ghé qua cổng của một trường cấp III, tôi thấy bóng dáng của những người thầy, người cô trong trường, tôi lại nhớ về người thầy chủ nhiệm của tôi.

10 năm qua đi, cứ mỗi lần về quê tôi lại đến thăm thầy, trong thâm tâm tôi luôn nghĩ rằng, chính thầy là người giúp tôi có được như ngày hôm nay sau bao biến cố, khổ đau.

Lại một ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến, xin được gửi tới những người thầy, người cô, đặc biệt là thầy giáo chủ nhiệm cấp III của tôi lời chúc mừng và cảm ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn vì thầy đã xuất hiện và giúp tôi vượt qua những biến cố của cuộc sống để trở thành một người tử tế.

Bạn đọc Thanh Tùng

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !