Thanh niên không nhường ghế cho bà bầu trên xe bus: Dân mạng tranh cãi ỏm tỏi vì sao?
Nhường ghế cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ vốn là điều lịch sự tối thiểu mà bất cứ ai cũng được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Vậy nhưng, có một anh chàng đã không làm như vậy, lý do là gì?
Câu chuyện không nhường ghế cho bà bầu của một chàng trai người nước ngoài chia sẻ trên mạng xã hội đang khiến cư dân mạng xôn xao tranh luận. Cụ thể, tình huống như sau:
"Tôi đi làm bằng xe buýt, và hiện giờ bạn phải giữ khoảng cách trên phương tiện công cộng, đồng nghĩa với việc chỗ ngồi bị hạn chế.
Ở chỗ làm, tôi phải đứng cả ngày và làm việc suốt 10 tiếng đồng hồ. Sau một ngày dài, chân của tôi vô cùng đau nhức.
Vì vậy, tôi rất trân trọng quãng thời gian ngồi trên xe buýt về nhà, bởi tôi còn phải đi bộ thêm 15-20 phút nữa từ trạm xe buýt mới đến nhà. Vì vậy tối qua khi tôi đang ngồi trên xe buýt, có một phụ nữ mang thai có vẻ sắp sinh bước lên. Cô ấy nhìn quanh tìm chỗ ngồi nhưng không còn ghế nào trống. Tôi là người ngồi gần cô ấy nhất, nên cô bắt đầu nhìn tôi với ánh mắt cầu khẩn. Tôi đeo tai nghe và cố giả vờ không nhìn thấy cô, nhưng sau đó cô bắt chuyện với tôi.
Tôi không nói gì thô lỗ cả, chỉ bảo với cô là không thể, vì tôi đã làm việc cả ngày dài và chân đang đau nhức. Tôi không muốn nhường ghế của mình. Cô bật khóc rồi nói về việc mình là mẹ đơn thân thế nào đang mang thai ra sao. Tôi bảo xin lỗi, nhưng đó là lựa chọn của cô và cô không thể mong đợi người khác đáp ứng quyết định cuộc đời của mình.
Chúng tôi sống ở một bang tự do mang thai và phá thai, nên tôi không hiểu tại sao việc này lại là vấn đề của tôi. Đó không phải lỗi của tôi, cô quyết định có con khi không thể mua một chiếc ô tô.
Sau khi chúng tôi nói qua nói lại, cuối cùng một ông chú hét lên rằng tôi là một “thằng rác rưởi vô dụng” và đứng lên nhường chỗ cho người phụ nữ. Khi họ nhường ghế, tài xế không biết vì lý do gì mà thắng gấp khiến cả người phụ nữ và ông chú đều té ngã. Họ chửi tôi bằng đủ thứ từ khó chịu, nhưng tôi chỉ nhìn đi chỗ khác và lờ đi.
Sau khi về nhà, tôi đã kể cho em gái, nó bật khóc và kể với bố mẹ, rồi hai người họ cũng chửi tôi luôn. Nhưng tôi đã quá mệt mỏi và không hiểu tại sao chúng ta lại quan niệm việc mang thai đồng nghĩa với quyền được mọi người nhường ghế. Liệu tôi có phải là một thằng khốn không?".
Ảnh minh họa |
Tình huống trên lan nhanh trên khắp các diễn đàn, nhóm mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn lượt bày tỏ cảm xúc và bình luận.
Nhiều người cho rằng việc nhường ghế cho phụ nữ có thai là lẽ đương nhiên:
“Mình tưởng nhường ghế cho bà bầu, người già và trẻ em trên xe bus là quy định mà. Với cả có phụ xe làm gì mà không tổ chức lại được vị trí chỗ ngồi cho chị bầu chứ”;
“Chân anh đau nhức anh có thể ngồi dưới sàn xe được. Nhưng bà bầu sắp sinh thì không thể nào ngồi được. Nhường chỗ cho bà bầu không phải là nghĩa vụ của mỗi người nhưng đó là cử chỉ cao đẹp của một người”;
“Đứng 10 tiếng rồi bây giờ chịu thêm căng lắm 30 phút để nhường mà cũng phải lên mạng thanh minh! Anh phải xem lại xem có đáng mặt đàn ông không?”;
“10 tiếng đứng được sao mấy chục phút không đứng được tiếp vậy. Nếu ngày nào cũng có 1 phụ nữ có thai muốn được bạn nhường chỗ thì tôi ủng hộ bạn. Còn đây, lâu lâu mới có 1 phụ nữ có thai muốn bạn nhường thì bạn hơi ích kỷ rồi”;
“Ngày làm 10 tiếng trong khi phụ nữ người ta vác cái bụng bầu 24/7. Sao không thương cho người ta một chút nào ư?”;
“Ngày nào anh cũng gặp được bà bầu để nhường đâu mà than. 5 thì 10 họa gặp lần thì nhường có mất mát gì đâu. Để cho anh có bầu vác cái bụng đứng thôi còn đã khó huống chi đứng trên xe buýt”;
Thế nhưng, một số người lại cho rằng, anh thanh niên này không đáng bị lên án như vậy. Bởi lẽ, việc nhường ghế cho phụ nữ có thai là việc nên làm nhưng không phải chỉ của mình anh mà còn cả những người khỏe mạnh xung quanh nữa.
“Mình không biết nhưng những bạn muốn bênh bà bầu kia thì sao không đặt vấn đề đó lên mình sẽ thấy thế nào ạ? Anh kia đi làm 10 tiếng đứng cả ngày rất mệt mỏi khi bà bầu kia bảo anh ấy nhường chỗ thì anh ấy cũng đã giải thích và từ chối bà bầu ấy rồi còn gì? Người đàn ông chửi anh kia tại sao lúc đầu thấy vậy không nhường chỗ đi đợi lúc bà bầu khóc lóc than thở rồi mới đứng dậy chửi anh kia rồi nhường chỗ cho bà bầu. Trên xe có 45 chỗ đâu có phải là một mình anh kia trai tráng mạnh khỏe thế tại sao lúc anh kia từ chối rồi thì không qua chỗ khác xin nhường chỗ chứ đứng khóc lóc làm gì. Nếu vậy thì bà bầu kia nên đi grap hay cả taxi đi cho an toàn và không bị chen lấn. Bản thân anh ấy không giúp được thì giúp ai bây giờ?”;
“Nếu là tôi tôi sẽ nhường. Nhưng không có nghĩa là tôi nói ông này sai. Bởi có lẽ với họ thì khoảng thời gian được ngồi thoải mái khi trên xe buýt đó là khoảng thời gian quý báu nhất. Không có ai có nghĩa vụ phải tốt với mình, nếu họ muốn giúp họ sẽ làm còn nếu không thì cứ nghĩ họ có lí do của họ vậy. Chúng ta cũng không có quyền oán trách”;
“Khổ thân anh này, đi làm 10 tiếng đã mệt mỏi muốn tranh thủ nghỉ lại sức mà bị mọi người la quá trời. Cả bố mẹ cũng không hiểu cho. Phải chăng đang nhầm lẫn giữa ga lăng với trách nhiệm nhường ghế nhỉ”;
“Hình như đang lầm giữa tự nguyện làm việc tốt, ga - lăng là nghĩa vụ thì phải ? Thật ra mỗi người một tính cách, một suy nghĩ thôi. Bạn muốn nhường thì không ai cản được cũng như không muốn thì không ai được ý kiến. Làm việc cả ngày mệt mỏi muốn ngồi phải rồi, cũng phải trả tiền mà, ai ga-lăng thì nhường, chấp nhận không ga-lăng thì không cần quan tâm người khác nói gì chứ”;
“Sao không học hỏi mấy cường quốc như Nhật nhỉ, nhường ghế cho người già là coi thường họ, xem họ là gánh nặng. Chị bầu thì nên mở lời hỏi ngay từ khi lên xe để nhà xe sắp xếp chứ lại như ăn vạ mình anh kia vậy?”;
“Nếu anh ấy nhường thì là lẽ thường ai cũng thấy. Nhưng không nhường vì anh đã nói anh đau chân rồi thì những người lên giọng phán xét chửi rủa anh ấy là những người chưa đặt mình vào hoàn cảnh người khác trước khi nói rồi”;
“Sao đàn ông mệt mỏi thì không ai quan tâm? Bất bình đẳng giới rồi chứ sao lại còn trách anh ấy, người đã lao động miệt mài 10 tiếng”.
Câu chuyện trên gây tranh luận vì có lẽ rất nhiều người đã gặp phải tình huống tương tự trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng có cái đúng và cái sai. “Đời sẽ dịu dàng biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau” – đây là một câu châm ngôn giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là trong tình huống này.
Tờ 100 nghìn "vô giá" trong câu chuyện lòng tốt của chàng trai ở cây xăng Gò Đậu
100.000 đồng không nhiều nhưng là minh chứng cho lòng tốt trao đi mà không cần đáp lại trong một câu chuyện đang được lan tỏa trong cộng đồng mạng.
Lam Giang