Thanh Hóa: Trâu, bò dự án phục hồi sinh kế ốm yếu, chết bất thường

Khi nhận trâu, bò về nuôi, các hộ dân ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa) thấy con giống nhỏ thó, gầy gò, ốm yếu, kém ăn.... không tương xứng với số tiền được hỗ trợ theo Chương trình phục hồi sinh kế thuộc vốn vay ADB nên rất bức xúc.

Vừa qua, nhiều hộ dân ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) bức xúc phản ánh Chương trình phục hồi sinh kế thuộc vốn vay ADB không phát huy được hiệu quả. Phần lớn trâu, bò của dự án kém chất lượng, không đúng với số tiền được hỗ trợ, nhiều con bò ốm yếu và chết bất thường.

Người dân vô cùng bức xúc khi trâu, bò dự án hỗ trợ không như giá trị thực.

Trâu, bò dự án gầy gò, ốm yếu

Theo phản ánh của một số hộ dân, mỗi hộ được nhận 10 triệu đồng là  tiền hỗ trợ thông qua việc chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò giống của Chương trình phục hồi sinh kế, thuộc Dự án nâng cấp giao thông, giải phóng mặt bằng QL 217 giai đoạn 2 vay vốn ADB.

Cứ hai nhà chung nhau thì sẽ được nhận 1 con trâu hoặc bò về nuôi, nếu nhà nào muốn nhận riêng 1 con thì phải đóng thêm tiền. Giá mỗi con bò từ 18-20 triệu đồng, còn đối với trâu thì từ 23-25 triệu đồng/con.

Tuy nhiên, khi các hộ dân nhận trâu, bò giống về nuôi thì thấy con giống nhỏ thó, gầy gò, ốm yếu, kém ăn, có biểu hiện chảy nước dãi, đau mắt.... không tương xứng với số tiền được hỗ trợ. Ngay sau đó, nhiều hộ đã bán lại vật nuôi cho những người đi theo đơn vị cung ứng với giá bằng 1/3 giá trị hỗ trợ ban đầu.

Bò giống thuộc dự ánhỗ trợ sinh kế có giá 18 triệu đồng nhưng một người đàn ông trung bình có thể nhấc bỗng lên khỏi mặt đất.

Chị Phạm Thị Thủy (trú thôn Thung Tâm, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước) cho biết: “Ngày 21/3, gia đình tôi và một gia đình khác được nhận hỗ trợ chung 1 con bò với giá 18 triệu đồng. Tuy nhiên, bò này biếng ăn, gầy gò, có biểu hiện đi ngoài nên gia đình đã bán ngay chiều hôm đó cho những người đi theo đoàn cung ứng trâu, bò giống với giá 8 triệu đồng”.

Anh Bùi Văn Tiến, hộ dân được nhận bò giống chung với gia đình anh Trương Văn Chiên bức xúc: “Hai gia đình chúng tôi được hỗ trợ chung một con bò cái giống giá 18 triệu đồng. Khi vừa nhận bò xong, có một số thương lái đi xe riêng theo đoàn cung ứng đề nghị mua lại với giá 6 triệu đồng nhưng gia đình không bán”.

Bà Nguyễn Thị Mai cũng chia sẻ, gia đình bà cùng các con (4 hộ) nhận hỗ trợ 2 con nghé với giá 48 triệu đồng (1 con giá 25 triệu, 1 con giá 23 triệu đồng), để được đưa nghé về nhà, bà cùng các con phải bỏ thêm 8 triệu đồng nữa. Tuy nhiên, theo bà Mai, đó là "dê" chứ không phải nghé nên không nhận. Sau đó nhóm người đi theo đơn vị cung ứng trả giá 2 con nghé với giá 26 triệu đồng.

2 con trâu có giá 48 triệu đồng được bà Mai gọi là "dê" vì quá nhỏ.

Trao đổi với PV, ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, Chủ tịch hội đồng GPMB xác nhận đây là chương trình phục hồi sinh kế, nằm trong hợp phần GPMB QL217 từ nguồn vốn vay ADB, được triển khai từ năm 2016 đến nay và đã thực hiện gần xong. Các hộ bị ảnh hưởng về nhà cửa, cây trồng dọc QL217 được hỗ trợ thêm gói phục hồi sinh kế là 10 triệu đồng/hộ, chủ yếu họ lựa chọn chăn nuôi trâu, bò.

Cũng theo ông Khoa, ADB chỉ hỗ trợ bằng hiện vật chứ không bằng tiền trực tiếp. Các hộ dân đồng ý nhận trâu, bò hay không là quyền của họ, còn việc giữa nhà cung ứng với các hộ dân thỏa thuận với nhau như thế nào Ban QLDA không thể nắm được. "Chúng tôi giao trách nhiệm về cho các xã tuyên truyền, quản lý ra sao cho đảm bảo", ông Khoa thông tin.

Vị lãnh đạo này cũng khẳng định không thể có 100% con trâu, con bò nào cũng khỏe mạnh, béo tốt. "Đơn vị cung ứng thường gom trâu, bò về chăm sóc bài bản rất tốt, có hướng dẫn. Tuy nhiên, khi nhận giống về, có những hộ gia đình bỏ bê, để thiếu ăn, đói rét thì không tránh khỏi được", ông Khoa nói.

Khi PV xin thông tin danh sách về số hộ được nhận hỗ trợ nguồn vốn sinh kế của huyện, ông Khoa cho biết: “Danh sách đó làm chưa xong, chương trình làm từng xã một chứ không làm 'à uôm' một lúc, cái này bên chỗ kế toán làm và sẽ cung cấp sau”.

Bò dự án chết bất thường

Sau khi nhận bò hỗ trợ được vài ngày thì một con bò của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Lập bỗng dưng ...lăn ra chết, không rõ nguyên nhân. Trong khi đó, nhiều hộ khác bò có biểu hiện bị ốm, chân sưng và được đơn vị cung ứng thu lại để chăm sóc.

Người dân phản ánh bò gầy gò, ốm yếu và không chịu ăn.

Ông Nguyễn Văn Chiên, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước (bố anh Nguyễn Văn Lập) cho biết: “Con tôi là Đức và Lập được hỗ trợ một con bò với giá 20 triệu đồng. Khi tôi lên đưa bò về thì thấy gầy gò, bụng to nên tôi nghĩ nó phàm ăn và sẽ lớn rất nhanh. Tuy nhiên, khi đưa về nhà nó kén ăn và không chịu đi lại. Chúng tôi cũng cắt cỏ, lấy lá ngô cho bò ăn bình thường, nhưng không hiểu lý do vì sao bò lại chết”.

Theo thông tin từ gia đình, chiều 23/3, bò vẫn ăn bình thường, nhưng đến sáng 24/3, khi ra cho bò ăn thì gia đình phát hiện bò đã chết ở trong chuồng; gia đình đã báo cáo chính quyền địa phương mang bò đi tiêu hủy.

Anh Nguyễn Văn Đức (người chung bò với anh Lập) chia sẻ: “Chúng tôi không được thỏa thuận gì cả. Nếu không lấy hiện vật thì sẽ mất tiền hỗ trợ chứ không được nhận tiền mặt trực tiếp. Khi bò chết, đơn vị dự án cũng đã trả lại cho 2 anh em tôi 8 triệu đồng, trong khi giá bò hỗ trợ 20 triệu đồng”.

Không chỉ bò chết bất thường, nhiều gia đình phản ánh bò nhận hỗ trợ có biểu hiện của việc lở mồm, long móng, ốm và không ăn.

“Bò nhà tôi sưng chân không đi được nên tôi báo cáo với chính quyền và họ đến đưa bò đi chăm sóc. Lúc tôi gọi điện, thú y xã nói bò nhà tôi bị lở mồm, long móng”, anh Trương Viết Giang, xã Ái Thượng cho biết.

Khu vực chôn bò dự án chết không có biển cảnh báo, bò chết không được lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Cũng theo anh Giang, anh nhận riêng con bò với giá 14,5 triệu đồng nên gia đình anh phải bỏ thêm 4,5 triệu đồng, còn nếu chung với hộ khác thì con bò gia đình anh phải nhận có giá tới 20 triệu đồng; tuy nhiên, sau khi anh nhận bò thì ngay lập tức có người đến ngỏ ý mua lại với giá 8 triệu đồng.

Được biết, khi bò của hộ dân chết, cơ quan chức năng đã không lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định để gửi đi xét nghiệm mà đã đưa đi tiêu hủy ngay.

Trần Nghị

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !