Thanh Hóa: Cơ cực cảnh cụ bà 95 tuổi sống một mình trên sông

Tuổi cao, sức yếu nhưng cụ Nguyễn Thị Thủy (95 tuổi, sống trên sông nhà lê, làng chài Thành Công, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) vẫn sống một mình trên chiếc thuyền xi măng cũ nát ...

Thanh Hóa: Cơ cực cảnh cụ bà 95 tuổi sống một mình trên sông - ảnh 1

Bữa cơm hàng ngày của cụ chỉ có những cọng rau


Ở cái tuổi ngoài 90, chân chậm, mắt mờ, cái tuổi gần đất xa trời nhưng hàng ngày cụ vẫn phải sống một mình đơn độc, tự lo cho cuộc sống sinh hoạt của mình.

Những sinh hoạt hàng ngày của cụ chỉ quanh quẩn trên con thuyền bằng xi măng rộng khoảng 10m vuông, được che chắn bởi những miếng bạt cũ kỹ, rách nát được coi như ngôi nhà. Trong ngôi nhà ấy không có vật gì đáng giá ngoài vài bộ quần áo cũ kỹ, chiếc màn đã rách, 2 cái nồi, một dùng để nấu cơm, 1 dùng nấu thức ăn, vài chiếc bát ngoài ra trên tường làm bằng gỗ và chiếc bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng vào năm 2007 vì đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sinh ra và lớn lên ở xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), năm 22 tuổi bà lập gia đình cùng với ông Nguyễn Văn Sáng (người cùng làng chài). Họ lần lượt sinh được 3 người con nhưng cuộc đời bà gặp rất nhiều bất hạnh khi 3 người con của họ đều qua đời sau đó, bi kịch chưa dừng lại với bà chỉ một thời gian sau đó chồng bà cũng mắc bệnh và qua đời để lại một mình sống đơn độc.

Thanh Hóa: Cơ cực cảnh cụ bà 95 tuổi sống một mình trên sông - ảnh 2

Tất cả tài sản trong chiếc thuyền cũ kỹ của cụ

Cuộc sống của cụ hết sức thiếu thốn. Bản thân cụ giờ đây không thể làm gì, tất cả trông vào tiền trợ cấp của Nhà nước. Mỗi tháng cụ nhận trợ cấp được 180.000 đồng thì cụ mua hết 130.000 tiền gạo ăn trong tháng, còn 50 nghìn mắm muối rau củ cho suốt 30 ngày còn lại.

Khi chúng tôi có hỏi cụ chuyện nấu ăn hàng ngày, cụ bảo không có gì ngoài chai nước mắm, nấu ăn không có mỳ chính, muối, dầu, mỡ gì cả. Bữa ăn hàng ngày đa phần chỉ có bó rau, lâu lâu được con cá, con tôm để đổi bữa, cơm nấu 1 buổi ăn cả ngày, có hôm sống, hôm thì cháy, chỉ là để ăn cho qua ngày; sống không điện, không đèn dầu, chỉ có cây nến nhờ mọi người mua giúp, đêm đến chỉ đốt 1 lúc cho có ánh sáng rồi đi ngủ.

Niềm vui duy nhất của cụ là cho đến bây giờ là người con gái nuôi đã đi lấy chồng ở xa lâu lâu đến thăm 1 ngày 2 ngày cho cụ vài đồng lại về, rồi bà con dân chài thi thoảng cũng ghé qua hỏi thăm, cho cái này cái nọ.


Cụ Thủy tâm sự trước đây hai vợ chồng cụ từng làm nhiệm vụ đưa gạo cho cách mạng trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ ở Phú Thọ và chở gạo trên thuyền đưa vào chợ củi (Đức Thọ-Hà Tĩnh) từ năm cụ 35 tuổi đến năm 50 tuổi mới thôi, cụ được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen đã có thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thanh Hóa: Cơ cực cảnh cụ bà 95 tuổi sống một mình trên sông - ảnh 3

Chiếc thuyền cũ kỹ của cụ

Từ khi chồng mất đến nay đã hơn 20 năm cuộc sống của cụ vẫn lặng lẽ trên con thuyền cũ kỷ, rách nát được che bằng những tấm bạt đã phai màu, sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất và tinh thần nhưng không vì thế mà cụ buông xuôi số phận.

Khi chúng tôi nhìn vào bên trong thuyền, thấy cụ có 3 tấm ván bằng gỗ có hỏi cụ để làm gì thì cụ cười, bảo đó là các tấm gỗ các bác thuyền chài cho để sau này khi mất để đóng quan tài lấy cái mà an táng. Cụ cũng bảo “giờ sống được ngày nào hay ngày ấy, mong muốn duy nhất của cuộc đời tôi là được nhà nước quan tâm sau này có chỗ yên nghĩ”.
Trần Nghị

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !