'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ

Cung cấp 40% lượng nước ngọt cho hơn 1 tỷ dân Ấn Độ nhưng dòng nước sông Hằng, con sông linh thiêng bậc nhất trong đạo Hindu cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của 1/3 dân số quốc gia này.

Không chỉ lớn nhất, sông Hằng còn có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người theo đạo Hindu, chiếm phần lớn dân số Ấn Độ. Dọc theo 2 bên bờ sông Hằng là các thành phố lớn nhỏ, nằm ở 11 tiểu bang. Dù đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống và tâm linh hơn 1 tỷ dân Ấn Độ nhưng sông Hằng đang là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới.

'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 1
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 2
Rác thải trôi nổi trên dòng sông linh thiêng.

Chảy qua 29 thành phố lớn với dân số trên 100.000 người, 23 khu đô thị với khoảng 50.000 – 100.000 dân và 48 đô thị nhỏ khiến sông Hằng hứng chịu khoảng 2,9 tỷ lít nước thải mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ 1,1 tỷ lít, tương đương gần một nửa lượng nước thải này được xử lý qua các nhà máy. 1,8 tỷ lít còn lại được đổ trực tiếp ra sông Hằng.

'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 3
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 4
Người dân chung sống với dòng nước ngập rác thải.

Nước thải đổ xuống sông Hằng bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng nước thải chưa qua xử lý đã đầu độc sông Hằng tới mức, nước của dòng sông này không an toàn để tắm giặt, nấu nướng hay thậm chí là sử dụng cho các ngành công nghiệp sản xuất hay tưới tiêu trong nông nghiệp.

'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 5
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 6
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 7
Trẻ em chơi đùa với “thần chết” trên chính cái nôi của sự sống Ấn Độ.

Nghiên cứu được Hội đồng Y học Ấn Độ công bố năm ngoái cho biết, người dân ở những thành phố sống bên dòng chảy sông Hằng có nguy cơ mắc ung thư cao bất thường. Bệnh ung thư được phát hiện nhiều nhất ở những người dân sống ven sông Hằng là ung thư túi mật và tiền liệt tuyến. Bên cạnh đó, các loại bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A hay thương hàn… ở những người dùng nước sông Hằng lên tới 66%.

'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 8
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 9
Người dân vô tư tắm gội, sinh hoạt dù nước sông Hằng ô nhiễm tới mức không thể dùng cho nông nghiệp hay công nghiệp.

Trong khi đó, sông Hằng là nơi mọi người dân Ấn Độ đều phải một lần đắm mình với mong muốn tẩy rửa tội lỗi. Vào mùa lễ hội, có khoảng 70 triệu dân Ấn Độ sẽ đắm mình xuống dòng nước sông Hằng trong một vài tuần. Được hỏa táng bên bờ sông Hằng trước khi tro cốt được thả xuống dòng nước thiêng là mong ước của mọi người tín đồ Hindu giáo.

'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 10
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 11
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 12
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 13
Tục hỏa thiêu người quá cố trước khi thủy táng trên sông Hằng khiến cảnh tượng xác người nổi lập lờ trên dòng nước thiêng không còn quá xa lạ.

Các số liệu cho thấy, 1/3 trường hợp tử vong ở Ấn Độ có liên quan đến việc sử dụng nước sông Hằng. Đa phần trẻ em Ấn Độ tử vong bởi các bệnh đường ruột hoặc tiêu chảy nặng có nguồn gốc từ nước dòng sông linh thiêng.

'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 14
'Thần chết' ngự trị trên con sông tâm linh của Ấn Độ - ảnh 15
Bất kể ô nhiễm, hàng chục triệu người vẫn đổ về tắm trên dòng sông Hằng trong dịp lễ hội.

Hồng Duy

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !