Thảm sát Paris: Bi kịch Charlie Hebdo đến từ đâu?

Tạp chí Charlie Hebdo của Pháp trước đây đã từng có những tác phẩm chống lại hành động đi ngược lại quyền tự do ngôn luận, mới đây nhất là một dòng tweet khiêu khích thủ lĩnh phiến quân IS.

Chỉ vài phút trước khi tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công, trang Twitter của tạp chí đã đăng tải một mẩu truyện tranh có nội dung “chúc mừng năm mới và chúc sức khỏe” tới Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tuần này, trang bìa của tạp chí nói về tiểu thuyết mới gây tranh cãi của nhà văn Pháp Michel Houellebecq, có tên gọi Submission (tạm dịch: Phục tùng), kể về nước Pháp dưới thời một tổng thống theo đạo Hồi. Đây là những ví dụ gần đây nhất của một ấn phẩm sử dụng phong cách châm biếm có phần thái quá nhằm phản đối những hành động khủng bố và chống lại những xiềng xích của sự nhạy cảm tôn giáo.

Thảm sát Paris: Bi kịch Charlie Hebdo đến từ đâu? - ảnh 1

Số đặc biệt của tạp chí Charlie Hebdo, với lời "đe doa" của nhà tiên tri Mohammed: "phạt 100 roi nếu không chết vì cười".

Vào tháng 11/2011, tòa soạn Charlie Hebdo đã bị ném bom xăng sau khi họ xuất bản số đặc biệt, được “hiệu đính” bởi nhà tiên tri Mohammed và tạm thời có tên là “Charia Hebdo”. Bìa tạp chí là hình biếm họa Mohammed “đe dọa” độc giả “phạt 100 roi nếu không chết vì cười”.

Vụ tấn công bằng bom xăng này đã phá hủy hoàn toàn văn phòng ở Paris, còn trang web của tạp chí bị xâm nhập và thành viên tạp chí nhận được thư đe doa. Một trong số biên tập viên của tạp chí là ông Stephane Charbonnier đã nhận được rất nhiều lời đe dọa và phải sống trong sự bảo hộ của cảnh sát. Nhưng điều đó không hề cản bước Charlie Hebdo.

Sáu ngày sau, tạp chí đăng lên trang nhất một hình vẽ một họa sĩ truyện tranh nam của Charlie Hebdo hôn thắm thiết một người đàn ông đạo Hồi trước bối cảnh của một đống đỏ nát do bị đánh bom. Tiêu đề của tạp chí ghi rằng: “Tình yêu còn mạnh mẽ hơn hận thù”.

Không đầy một năm sau, tạp chí đã đăng tải thêm tranh biếm họa về Mohammed, bao gồm hình nhà tiên tri trong tư thế khỏa thân và một trang bìa có hình ông này ngồi xe lăn và được một người Do Thái đẩy đi. Chính phủ Pháp đã yêu cầu các biên tập viên tạp chí không được xuất bản, và khi tạp chí quyết định đăng tải, Pháp đã phải đóng cửa đại sứ quán, trung tâm văn hóa và trường học ở 20 quốc gia do lo sợ những hậu quả có thể xảy ra.

Cảnh sát phản ứng nhanh cũng đã được triển khai tới văn phòng tòa soạn Charlie Hebdo để bảo vệ họ khỏi bị tấn công trực tiếp. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, ông Laurent Fabius đã phê phán hành động của tạp chí, nói rằng “Đổ thêm dầu vào lửa có phải là hành động khôn ngoan không?”

Tổng biên tập tạp chí, ông Gerard Biard, đã bác bỏ lời phê phán này. “Chúng tôi là một tạp chí luôn tuân theo luật pháp nước Pháp”, ông nói. “Nếu chính phủ định áp dụng luật pháp được ban hành ở Kabul hay Riyadh, chúng tôi sẽ không bận tâm tôn trọng nó”.

Thảm sát Paris: Bi kịch Charlie Hebdo đến từ đâu? - ảnh 2

Biên tập viên Stephane Charbonnier tại văn phòng tòa soạn Charlie Hebdo, người đã từng nhận được nhiều lời đe dọa..

Vụ tấn công vào Charlie Hebdo vì cách miêu tả Mohammed và những lời đáp trả mạnh mẽ của họ đã khiến nhiều người tập trung quan tâm quan điểm của họ đối với đạo Hồi. Nhưng trước đây tạp chí này đã có truyền thống phản bác lại tất cả các tôn giáo và thách thức mọi điều cấm kỵ.

Vào năm 1970, tiền thân của tạp chí, mang tên Hara-Kiri Hebdo, đã bị đóng cửa vì đăng bài nhại lại hài hước của một bài báo đưa tin về cái chết của cựu Tổng thống Pháp Charles De Gaulle. Sau đó, các biên tập viên đã đổi tên tạp chí thành Charlie Hebdo vì lúc đó có một bộ truyện tranh có tên Charlie Mensuel (được đặt tên theo nghệ sĩ nổi tiếng Charlie Brown của Mỹ) và cũng là do tên này trùng với tên của tổng thống De Gaulle.

Tạp chí đã có thời gian ngừng hoạt động vào năm 1981 do không đạt được doanh thu mong muốn, nhưng đã xuất bản trở lại vào năm 1992 cho đến bây giờ.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ The Guardian, tờ báo thông tin đời sống xã hội có lượng bạn đọc đông đảo của Anh.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !