Thẩm mỹ vì chứng phì đại “cô bé”, chuyện vợ chồng rơi xuống vực thẳm

Mặc cảm tự tin vì “cô bé” xấu xí, chị Nga đã âm thầm đến một thẩm mỹ viện tư nhân để tút tát cô bé. Kết quả, chị Nga đón nhận là không còn cảm giác gì khi ân ái.

Thẩm mỹ vì chứng phì đại “cô bé”, chuyện vợ chồng rơi xuống vực thẳm - ảnh 1
Ảnh minh họa.

Khi cô bé xấu xí

Chị Nguyễn Thị Nga trú tại quận 10, TP.HCM giọng nghẹn đắng khi kể lại câu chuyện của chị xảy ra hơn hai năm trước. Giống như bao chị em phụ nữ khác, khi gia đình có điều kiện, có của ăn của để chị Nga muốn làm đẹp để giữ chồng và trong công cuộc làm đẹp đó có hành trình làm đẹp “cô bé”. Vượt qua rào cản về văn hóa, chị Nga ấp ủ giấc mơ khi nào sinh con xong sẽ tiến hành “tút tát” lại vùng kín, một trào lưu khá thịnh hành ở miền nam hiện nay.

Chị kể: “Việc đi thẩm mỹ may vá lại tầng sinh môn không phải vì do hai lần sinh thường mà một phần chị cảm nhận được “chỗ ấy” xấu xí. Chị đi khám sản khoa bác sĩ đều chê chỗ đó xấu, môi bé bị phì đại, khác với nhiều người.

Nghĩ đến chuyện ân ái, chị Nga thấy chuyện ấy không ảnh hưởng như bạn bè dọa, chị Nga nấn ná để xong việc sinh đẻ rồi mới tính tiếp. Chị kể, hồi sinh bé Măng và bé Súp bằng phương pháp sinh thường, nên chị cảm nhận rõ cô bé bị rão.

Lo sợ “cô bé” xấu xí càng “mất điểm” trong mắt chồng chị Nga bắt đầu để ý kỹ. Chị Nga cảm nhận rõ chồng chị không còn mặn mà như trước mà anh chỉ làm việc cho xong nghĩa vụ. Chỉ nghĩ đến thôi đã đủ khiến chị Nga càng tự ti.

Chị Nga tâm sự với bạn thân về dự định tút tát cô bé, bạn chị ủng hộ. Họ cho rằng vẻ đẹp bên ngoài chưa đủ mà để chồng chết mê, chết mệt cũng phải biết chăm sóc khâu chăn gối.

Mất cảm giác vì chuyện ấy

Để “chỗ ấy” được đẹp, chị Nga phải tìm đến thẩm mỹ viện vì cho rằng họ quan trọng khâu thẩm mỹ hơn là bệnh viện chỉ chuyên về sản. Chị Nga chưa yên tâm lắm lại về bàn với chồng chọn địa điểm. Anh khuyên chị vào bệnh viện công làm cho cẩn thận. Nhưng khi đến tư vấn, kiểm tra, chị Nga thấy cô y tá kiểm tra “hàng họ” của chị mà chẳng đóng cửa phòng, chị ngượng chín mặt. Từ đó, chị quyết định tìm thẩm mỹ viện tư nhân làm, nói không với bệnh viện lớn.

Chịu đau đớn để bác sĩ cắt đi phần phì đại, chị Nga không nhớ thời gian bác sĩ làm mất bao nhiêu nhưng lời nói của bác sĩ thì chị nhớ mãi. Họ chê “cô bé” của chị không những xấu, thâm mà còn có nhiều nếp gấp dài nhăn nheo như bà cụ 80 tuổi. 

Chị Nga thực hiện luôn cả phẫu thuật thu nhỏ ống âm đạo. Cảm giác như kiến cắn nhưng nghĩ đến hình ảnh người chồng sẽ hạnh phúc, hào hứng với diện mạo mới của vợ, chị Nga cắn răng chịu đựng. Chứng phì đại môi cô bé bác sĩ phải làm rất lâu, thời gian gấp hai lần người bình thường. Chịu bao đau đớn, chị nhắn tin cho chồng đến đón về nhà trong niềm khấp khởi của hai người.

Suốt hai tuần chị kiêng đúng như lời bác sĩ dặn, không ăn thịt gà, thịt bò, trứng rồi rau muống… Mỗi ngày chị lại rửa ráy và ngắm nhìn cơ thể qua gương. Thấy vợ hào hứng với việc đi thẩm mỹ về, anh Khương cũng lấy làm hứng khởi chờ đợi cùng vợ. Anh đòi xem, vợ đẩy ra muốn giữ làm bất ngờ. Thi thoảng chị Nga có rửa vệ sinh, đụng chạm vào chỗ ấy nó không còn cảm giác như trước, chị nghĩ có thể do tác dụng của thuốc và vết may nên chỗ ấy còn chai cứng.

Tuy nhiên, sau 5 tuần chờ đợi, chị Nga thất vọng tràn trền khi toàn bộ cuộc “yêu” chị không hề có chút cảm xúc nào. Dù chồng cố gắng giúp vợ lấy cảm xúc nhưng chị không cảm nhận được ân ái vợ chồng. Cảm xúc chăn gối trước đây mất hết, khu vực nhạy cảm khô khốc như ngói.

Chị Nga rơi vào tình trạng trầm cảm sau khi phẫu thuật thẩm mỹ cô bé. Chồng chị biết vợ buồn nên anh cố gắng động viên. Nghĩ đến chuyện chăn gối, dù cho chồng có kích thích đến đâu, “khúc dạo đầu” có hoàn hảo đến thế nào thì người chị vẫn như khúc gỗ, không hưng phấn mà chỉ cảm thấy khó chịu. Mất hơn 20 triệu đồng nhưng cuối cùng chị Nga mất hết cảm xúc chăn gối. 

Khánh Ngọc

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !